Liên Hệ Nhật-Trung Đang Ở Trên Bờ Vực Thẩm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn cả tuần nay phong trào bài Nhật tại Trung Quốc đang bộc phát mạnh từ thủ đô Bắc Kinh lan rộng đến các đô thị lớn. Ngày 9 tháng 4 năm 2005, tòa đại sứ Nhật tại Bắc Kinh bị một đoàn biểu tình trên cả ngàn người ném đá, trứng thối vào làm vỡ một số cửa kính. Tiếp theo đó nhiều cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật tại các đô thị lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Dương… được diễn ra, nhiều đoàn biểu tình có khi lên đến gần 2 vạn người bao vây, đập phá các toà lãnh sự, siêu thị, quán ăn Nhật. Tuy chưa có kiều dân Nhật nào tại Trung Quốc bị thiệt mạng trong những cuộc bạo động này, nhưng đã có ba du sinh người Nhật bị hành hung phải chở vào bệnh viện. Nói tóm lại người Nhật tại Trung Quốc hiện nay đang ở trong tình trạng bất an, không dám ra đường ngoài những lúc thật sự cần thiết.

Tokyo đã lên tiếng cho rằng những cuộc tấn công vào tài sản của Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc là điều vô cùng đáng tiếc, ngoài ra còn sử dụng các kênh ngoại giao để kêu gọi Bắc Kinh phải tôn trọng tinh thần Công ước quốc tế Vienna mà chính quyền Bắc Kinh đã đặt bút ký, nghĩa là phải có nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở ngoại giao cũng như quyền lợi của người Nhật tại Trung Quốc, Bắc Kinh phải nhớ rõ điều này. Chính phủ Trung Quốc phải nhanh chóng ngăn chận không để xảy ra các cuộc bạo động tương tự và phải chính thức xin lỗi cũng như bồi thường mọi thiệt hại. Bộ trưởng phủ Thủ tướng Nhật, ông Hosoda, nói với các ký giả rằng nếu chúng tôi mà gay gắt lên án Trung Quốc vào thời điểm này thì mọi chuyện cũng không khá hơn, cả đôi bên nên bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Nếu cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Koizumi với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được thực hiện tại hội nghị Bandung ở Indonesia (Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nước Á châu và Phi châu) vào cuối tháng 4 này thì hy vọng mọi chuyện sẽ khá hơn.

Dư luận tại Nhật cho rằng thái độ quá dè dặt của chính quyền ông Koizumi không phải lúc nào cũng đúng. Đối với những vi phạm trắng trợn về công ước quốc tế của Bắc Kinh, Tokyo phải có thái độ cứng rắng hơn và cương quyết hơn, nếu không sẽ là dịp tốt cho phong trào bài Nhật tại Trung Quốc biểu dương uy thế, gây nhiều chuyện xấu ảnh hưởng cho việc bang giao hai nước.Nếu chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn bất chấp các công ước quốc tế thì họ sẽ phải lãnh đủ mọi hậu quả, Nhật khó mà tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, tham dự sao được khi mà nước đăng cai tổ chức không bảo đảm an toàn cho phái đoàn lực sĩ cũng như quan khách Nhật.

Về phía Bắc Kinh thì tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm về những sự việc này nên chẳng cần phải xin lỗi cũng như bồi thường các thiệt hại theo như yêu cầu của chính phủ Nhật. Sáng ngày 12/ 4/ 2005, bộ Ngoại giao Trung Quốc mở cuộc họp báo nói rằng tình trạng xấu trong quan hệ song phương hiện nay giữa Trung Nhật không phải do lỗi của Bắc Kinh, những cuộc biểu tình bài Nhật vào những ngày 9 và 10 vừa qua có tính cách tự phát vì người dân Trung Quốc quá căm phẫn trước những hành động gần đây của Tokyo như việc bộ giáo dục vừa cho thông qua cuốn sách giáo khoa sử ký đem dạy ở bậc trung học vào niên khóa này, cuốn sử ký này phủ nhận hoặc chạy tội những hành động và tội ác mà quân đội Nhật đã gây ra trong thời kỳ chiếm đóng Trung quốc, việc ông Thủ tướng Koizumi hàng năm đến lễ bái đền thờ tử sĩ Yasukuni, trong đó có 14 người bị xử tử hình vì tội ác chiến tranh, là hành vi khinh miệt các nạn nhân chiến tranh do phát xít Nhật gây ra. Đây cũng là hành động muốn khôi phục lại thể chế quân phiệt Nhật. Những cuộc biểu tình đó còn nói lên được sự phản đối kịch liệt của người dân Trung quốc trong việc Nhật muốn trở thành một Ủy viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Hiện đang có mặt tại New Delhi, Thủ tướng Trung Quốc (Ôn Gia Bảo) hôm 12 tháng 4 năm 2005 đã mở cuộc họp báo cho hay Trung quốc phản đối việc Nhật Bản muốn trở thành Ủy viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ông Bảo nói rằng Nhật Bản phải đối mặt với lịch sử, chỉ có quốc gia nào tôn trọng lịch sử, chịu trách nhiệm về quá khứ của mình cũng như giành được sự tin cậy của người dân Á châu nói riêng và thế giới nói chung mới có được trách nhiệm lớn hơn trong cộng đồng quốc tế.

Nhìn những cuộc biểu tình bạo động trên màn hình TV, chẳng ai mà không biết có sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh ở đàng sau. Tại các nước cộng sản độc tài việc tụ tập một nhóm năm ba người tại nơi công cộng là đã bị công an bắt về đồn (cứ xem Nghị Định 38/2005 Cấm tập trung nơi công cộng do Phan Văn Khải ký là rõ. Bắc Kinh chắc chắn không thua Hà Nội ở điểm này) thì làm gì có chuyện những đoàn biểu tình lên đến mấy vạn người không có giấy phép gọi là tự phát mà được tiến hành. Có những đoàn biểu tình sử dụng hệ thống xe bus của nhà nước để di chuyển, sau những trận đập phá, đoàn biểu tình và lực lượng công an cùng nhau đứng lại hát quốc ca. Những lý do mà theo nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra để gọi là nguyên nhân trực tiếp của những cuộc biểu tình tự phát bài Nhật đang xảy ra tại Trung quốc chẳng có gì mới lạ, nó đã xảy ra từ lâu, tại sao bây giờ lại bộc phát mạnh hơn lúc nào hết? Lý do cũng dễ hiểu vì nếu không hô hào, cổ võ tinh thần bài Nhật để cho người dân quên đi những bất mãn đối với các chính sách sai lầm của Đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh thừa biết họ vi phạm vào công ước quốc tế, gặp nhiều rắc rối về sau nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể nào lên tiếng xin lỗi Nhật được vì nếu tạ lỗi thì coi như đi vào đường tử, ai dám chắc là các đoàn biểu tình đó không quay lại chống nhà nước Bắc Kinh.

Chỉ vì phải tìm mọi cách để bám trụ nên các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc thêm một lần nữa đang đẩy người dân của họ lao đầu vào một hướng sai lầm khác đó là chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Một tai họa cho cả thế giới chứ không riêng gì Nhật Bản.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.