Lời Cảnh Báo Quí Giá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay sau khi nhận được tin bãi Tục Lãm sắp mất về tay Trung Quốc, đài Chân trời Mới đã khẩn cấp loan tin này trong chương trình phát thanh hôm 11 tháng 12 năm 2008, tức chỉ 1 ngày trước cuộc họp cao cấp giữa 2 phía Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biên giới. Bản tin nguyên văn như sau:

“Tin khẩn: VN sắp mất thêm Bãi Tục Lãm, Quảng Ninh

Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp Việt Nam và được kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho họ trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước. Trung Quốc đòi các lãnh tụ CSVN phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa đôi bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị – Lạng Sơn.

Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa đôi bên. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.

Cũng theo nguồn tin trên, các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đã nghiêng về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm bất kể sự phản đối từ phía quân đội.

Radio CTM tường trình từ Hà Nội”

Trước hết, việc Trung Quốc liên tục gây sự và lấn chiếm đất đai dọc theo vùng biên giới Tục Lãm không phải là điều mới lạ. Từ nhiều năm qua, chính báo, đài của nhà nước đã liên tục tường trình về những sự kiện này. Nhưng, thái độ khiếp nhược của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Quốc đã khiến nhân dân không thể nào an tâm, khi nghe những tường trình vừa kể. Chỉ trong vài năm, nhiều vùng lãnh thổ đã đi vào lịch sử hàng trăm năm qua như Ải Nam Quan, hay nổi tiếng như Thác Bản Giốc, v.v… mà còn biến mất dần trên bản đồ Việt Nam, thì kể gì đến số phận Tục Lãm ?

JPEG - 43.3 kb

Thủ thuật của những người lãnh đạo CSVN trong 2 thập niên qua là: cứ lẳng lặng ký nhượng từng phần lãnh thổ, rồi bắt đầu âm thầm xóa dần các dữ liệu về các địa danh này. Trong vị trí độc quyền kiểm soát mọi nguồn thông tin và in ấn, họ đã thẳng tay làm công việc tẩy xóa lịch sử đó, thí dụ như cục bản đồ thuộc phủ thủ tướng, năm 1972 đã bỏ Hoàng Sa – Trường Sa ra khỏi bản đồ Việt Nam. Bước kế tiếp, họ dùng các phương tiện truyền thông gieo rắc dấu hỏi về chủ quyền của Việt Nam tại các vùng đó, kể cả ngụy tạo các chứng tích. Tiếp theo, chế độ cho loại quan chức như Thứ Trưởng Lê Công Phụng xuất hiện, công khai biện bạch giùm cho Bắc Kinh rằng các vùng lãnh thổ , lãnh hải đó là của Tàu (*). Thậm chí còn nói rằng Trung Quốc đã rộng lượng nhượng thêm đất, biển cho Việt Nam (**). Sau cùng báo, đài ca ngợi cái gọi là sự “thành công” và “khôn khéo” của đảng đã “biết cách sống bên cạnh nước lớn”.

Điều có thể khẳng định được là, sau khi đài Chân Trời Mới chuyền lời cảnh báo rộng ra công luận, thì thủ thuật vừa nêu đã không còn áp dụng được cho vùng xương thịt Việt Nam mang tên Tục Lãm nữa. Nhờ lời cảnh báo quí giá này mà hệ thống độc quyền thông tin Nhà Nước nay không dám rút các bài về Tục Lãm trên các trang điện tử xuống, và chắc chắn sẽ không có quan chức nào còn dám đặt dấu hỏi về chủ quyền của Việt Nam đối với Tục Lãm. Hơn thế nữa, chỉ 4 ngày sau khi lời cảnh báo vang lên, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong vai trò thủ tướng, đã vội đến thăm huyện Hải Hà, bao gồm bãi Tục Lãm, như để thanh minh với công luận rằng, ông không thuộc phe cánh chủ trương dâng nhượng phần lãnh thổ này.

Có thể phải mất hàng chục năm nữa các sử gia Việt Nam mới có cơ hội nhận dạng đầy đủ giá trị của lời cảnh báo từ các viên chức quân đội đã cứu Tục Lãm. Nhưng ở hiện tại cũng có câu hỏi được đặt ra là, nếu lời cảnh báo đó bị loan tải muộn 24 tiếng đồng hồ, tức sau cuộc họp ngày 12 tháng 12 tại Lạng Sơn, thì liệu rằng bãi Tục Lãm có còn nằm trên bản đồ Việt Nam nữa không?

Có thể nhờ may mắn mà dân tộc ta không mất Tục Lãm lần này, nhưng hiểm họa từng phần xương thịt tổ quốc bị cắt lìa, bị dâng nhượng vẫn còn nguyên đó. Liệu những phần đất sắp bị cắt lìa ngày mai có được may mắn như Tục Lãm hay không? Có được những viên chức cao cấp trong đảng còn lương tâm, tìm cách báo động sớm cho cả dân tộc biết hay không?

Chính vì vậy mà mọi người Việt Nam yêu nước trong mọi ban ngành Nhà Nước, trên mọi nẻo đường quê hương, rất cần và phải dựa vào nhau, để không chỉ canh chừng những tên giặc ngoại xâm phương bắc, mà cả những kẻ gian tham mang giòng máu Việt, nhưng sẵn sàng cắt lìa từng phần xương thịt Tổ Tiên đem bán, để giữ ghế cai trị và cào vét tài sản quốc gia vào các túi riêng.

Dân tộc Việt Nam không thể để những người nắm quyền lãnh đạo tiếp tục đặt dân tộc trước những chuyện đã rồi, như các hiệp định biên giới năm 1999 và 2000, và rồi còn mạnh miệng cãi giùm cho Bắc Kinh rằng các phần lãnh thổ, lãnh hải đó là của Tàu.

Thay mặt cho thính giả của Đài và vô số đồng bào trên cả nước, cũng như trên khắp thế giới, đài Chân Trời Mới xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu xa đến những trái tim yêu nước trong lòng chế độ đã gởi ra lời cảnh báo quí giá về Tục Lãm./.

===============

(*)” Khi chúng ta đàm phán với Trung Quốc thì chưa có đường biên giới (trên vịnh Bắc bộ). Trên bộ thì có theo Pháp Thanh (hiệp định Pháp – Thanh), nhưng mà vịnh Bắc Bộ thì không có đường biên giới. Trước đây thì có một đường gọi là đường quản lý hành chính các đảo. Nhà Thanh với Pháp tạm thời vẽ một cái đường trung tuyến chạy từ Trà Cổ xuống (…. không nghe rõ) chứ không có đường biên gới” (Ông Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 23/9/2008.)

Nhưng trong tài liệu của chính nhà nước Cộng Sản Việt Nam nhan đề “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, ấn hành năm 1979, ở cuối trang 5 và đầu trang 6, đề cập đến việc phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến hành từ tháng 1 năm 1886 đến ngày 26/6/1887. Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh Trung Quốc đã ký kết các công ước 1887 – 1895, hoạch định biên giới.

Tài liệu “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nêu trên ghi rõ việc phân chia ranh giới vịnh Bắc Bộ như sau: “ Điều 2 của công ước đã hoạch định biên giới trong vịnh Bắc Bộ và đoạn biên giới giữa Việt Nam và phần còn lại của tỉnh Vân Nam cho đến sông Đà….”

(**) “Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.” (Ông Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 23/9/2008.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.