‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HÀ NỘI, Việt Nam – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.

Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”

Còn theo phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ, cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, chỉ có một cá nhân bị xác định là đã “thiếu trách nhiệm” khiến cơ quan công quyền do cá nhân này phụ trách xảy ra tham nhũng.

JPEG - 167.8 kb
Tư dinh giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái. Đương sự khẳng định, khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng này là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá… (Hình: Báo điện tử Zing).

Cũng trong sáu tháng vừa qua, theo báo điện tử Dân Trí, hệ thống thanh tra trải rộng từ trung ương đến các địa phương đã kiểm tra 1,800 cơ quan và chỉ phát giác 22 cơ quan vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng. Tổng số vụ tham nhũng đã được phát giác trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có 47 vụ, liên quan đến 66 viên chức.

Phúc trình không đề cập đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức trong sáu tháng đầu năm 2017 mà chỉ công bố một số số liệu liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức hồi năm ngoái. Theo đó đã có hơn một triệu viên chức kê khai tài sản, thu nhập, đạt tỉ lệ 99.8%.

Báo này cũng cho hay công việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ thực hiện với 77 người trong tổng số trên một triệu người kê khai năm 2016. Và đây lại là 77 cá nhân bị báo chí, dân chúng tố cáo chứ không phải việc mà Thanh Tra Chính Phủ phải làm, nhưng cơ quan này vẫn không phát giác được trường hợp nào “thiếu trung thực!”

Cần lưu ý là trong vài năm gần đây, cả dân chúng lẫn báo giới liên tục công bố các thông tin, hình ảnh cho thấy vô số viên chức giàu có bất thường, sống hết sức xa hoa trong những tư gia trị giá nhiều tỷ đồng, chưa kể đang sở hữu, sử dụng những động sản (đồng hồ, điện thoại, xe hơi) mà tại các quốc gia khác, chỉ có triệu phú mới đủ khả năng sắm.

Bị chỉ trích dữ dội, một số viên chức đã lên tiếng phân bua. Ví dụ ông Trần Văn Truyền – cựu tổng Thanh Tra Chính Phủ, nhân vật giữ vai trò chỉ huy trưởng của hệ thống chống tham nhũng – từng khẳng định, khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng mà ông sở hữu là do “làm vườn đến thối cả móng tay.”

Ông Nguyễn Sỹ Kỷ, phó Ban Nội Chính Tỉnh Ủy Đắk Lắk, thì giải thích tư dinh có thủy tạ, hồ bơi và ba thửa đất với diện tích lên tới cả hécta ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột được tạo lập từ tiền chạy xe ôm mà ông đã dành dụm lúc còn trai trẻ.

Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái, cũng khẳng định khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá…

Hệ thống công quyền Việt Nam chấp nhận tất cả những giải thích kiểu này và không làm gì thêm.

Trước sự phẫn nộ của công chúng, tại buổi công bố phúc trình về họat động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm nay, một viên thiếu tướng công an là phó thanh tra Bộ Công An, tiếp tục phân bua.

Ông cho rằng hệ thống thanh tra các cấp cũng “trăn trở” trước tình trạng nhiều viên chức giải thích rằng nhờ “nuôi lợn, nuôi gà” mà họ có điều kiện tạo lập, thủ đắc khối tài sản khổng lồ như thiên hạ tận mắt mục kích.

Theo lời viên tướng này thì dù chính quyền Việt Nam buộc các viên chức phải kê khai tài sản, thu nhập nhưng không đặt định các quy định nhằm hỗ trợ “truy nguyên nguồn gốc” nên hệ thống thanh tra có muốn cũng không làm gì được. (G.Đ)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.