Nghị quyết 4/XII: Lú lẫn đến thế là cùng!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

11.01.2017

Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký Nghị quyết 4/XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ”. Nghị quyết nêu lên 3 hạng mục và 27 biểu hiện (mỗi hạng mục có 9 biểu hiện) của tình trạng suy thoái và tha hóa của các đảng viên cần khắc phục.

Hơn 40 năm nay, đã có khá nhiều Nghị quyết về xây dựng đảng và chỉnh đốn đảng. Nhưng xem ra các nghị quyết như thế đã tỏ ra ít hiệu quả. Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn trượt dài trên con đường suy thoái, tha hóa nghiêm trọng chưa từng có, dẫn đến tình trạng cán bộ cao cấp phải nói chuyện với nhau bằng súng đạn (như vụ Yên Bái), các ủy viên Bộ Chính trị đối xử với nhau như thù địch, cán bộ cao cấp tham nhũng ôm tiền nối gót nhau chạy ra nước ngoài, những vụ án tham nhũng lớn thường vượt hàng vài nghìn tỷ đồng nhưng thu về không được 1% cho công quỹ… Đảng CSVN càng chỉnh đốn bao nhiêu lại chỉ càng đổ đốn thêm bấy nhiêu làm cho niềm tin của nhân dân vào đảng tụt xuống gần bằng con số không.

JPEG - 30.6 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ngày 20/7/2016.

Lý do quan trọng nhất cần chỉ ra chính là ở các Nghị quyết về xây dựng đảng đều chệch hướng, bắt mạch không chính xác, đúng sai không rõ ràng, chính nghĩa và phi nghĩa không phân minh, phải trái không tách bạch. Sinh lực của một đảng, bản mệnh của một đảng nằm trước hết ở Chính cương, ở Cương lĩnh chính trị, ở đường lối, chính sách chính trị, kinh tế, tài chính, an ninh quốc phòng và văn hóa của nó, có ăn khớp với quyền lợi dân tộc, với lợi ích nhân dân và có hợp với thời đại văn minh của loài người hay không. Rõ ràng các sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của đảng CSVN mấy chục năm nay là đã “kiên định” chủ nghĩa Mác – Lênin, “kiên định” chế độ toàn trị độc đảng, “kiên định” chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, “kiên định” nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, “kiên định” nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, “kiên định” chế độ sở hữu toàn dân.

Đã vậy, từ 26 năm nay 5 khóa Đại hội, 5 khóa Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, 5 khóa Tổng Bí thư – từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đến Nông Đức Mạnh rồi Nguyễn Phú Trọng – đều chui thêm vào cái “cùm Thành Đô”, bán rẻ nền độc lập đã dành được qua biết bao hy sinh của nhân dân và quân đội, dẫn đến nguy cơ bị mất chủ quyền, để rồi mất hết.

Trong đảng, ngay trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã có hàng trăm, hàng ngàn ý kiến can ngăn, tha thiết yêu cầu đảng mạnh dạn sáng suốt từ bỏ sớm các điều “kiên định” sai lầm, tệ hại vừa nêu, khi chủ nghĩa Mác – Lênin đã bị phá sản triệt để, chế độ độc đảng phản dân chủ, phản nhân dân là trái hiến pháp, chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng mơ hồ, đầu hàng bọn bành trướng là bán nước, là tự sát.

Lẽ ra lãnh đạo đảng phải hân hoan tiếp thu những ý kiến xây dựng hợp thời, hợp đạo lý vừa kể thì họ lại một mực ngoan cố, ôm chặt sai lầm cổ hủ nguy hiểm, còn vu cáo cho các đảng viên sáng suốt là thoái hóa, biến chất, là theo quan điểm phản động. Họ đã ngang nhiên chụp mũ cho ông Trần Xuân Bách là theo quan điểm phản động, bác bỏ lời cảnh báo của ông Nguyễn Cơ Thạch về nguy cơ một thời Bắc thuộc mới là “sai lầm”.

Bản Nghị quyết 4/XII vừa ban hành là một văn kiện sai lầm tệ hại theo tư duy sai lầm lẫn lộn phải, trái, đúng, sai. Chính nó là một văn kiện phản động điển hình, một văn kiện xuyên tạc, vu cáo tiêu biểu. Nó đã gộp tất cả các đảng viên trung thực muốn góp ý xây dựng với đảng là những người chống đảng, theo “bọn phản động” để phá hoại đảng. Theo Nguyễn Phú Trọng và những kẻ theo ông ta, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, các nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương và Vũ Khoan, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, các tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Duy Mật, Lê Mã Lương (đòi tưởng niệm các chiến sỹ chống bành trướng ở biên giới, ở Gạc Ma), cũng như nhiều giáo sư, tiến sĩ đảng viên đòi dân chủ, nhân quyền… tất cả đều thuộc lọai “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “thoái hóa biến chất”.

Nhân đây cũng nên nhắc lại một số trí thức sáng suốt dũng cảm, từng phản đối những điều “kiên định” sai lầm của đảng và đều bị chụp mũ là theo đuôi phản động và đế quốc. Đó là các Giáo sư Đào Công Tiến, Võ Đại Lược, Nguyễn Mại, Vũ Quốc Tuấn, Trần Đình Thiên, Lê Đăng Doanh, Đào Xuân Sâm, Phan Văn Tiệm, Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương (ngành ngân hàng), Lê Hữu Đằng, Hoàng Xuân Phú, các nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ, Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương, Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang…. Ông Trọng lu loa rằng đảng của ông bị những người vừa kể vu cáo, bôi nhọ. Thật ra chính ông là kẻ vu cáo ngang ngược nhất, vì chính đảng ông tự bôi đen đến độ không ai cần bôi đen thêm nữa. Nếu ông biết tự trọng, hãy mời các vị vừa nêu đến hội thảo công khai với 19 ủy viên Bộ Chính trị về những điều “kiên định” của đảng để xác định đúng sai, phải trái ra sao. Ông sẽ thấy cái Nghị quyêt 4/XII ông vừa ký và ban hành là sai lầm và tệ hại đến mức nào. Xin hỏi cái Nghị quyết 4/XII này đưa xuống tận chi bộ, đã có nơi nào thảo luận và biểu quyết tán thành hay phản đối chưa? Có bao nhiêu đảng viên còn “kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội”? Có bao nhiêu đảng viên còn quyến luyến cái “sở hữu toàn dân” quái gở?

Cũng cần chỉ rõ cái Nghị quyết 4/XII này trái ngược hoàn toàn với thế giới dân chủ văn minh tôn trọng quyền con người. Lãnh đạo đảng CSVN qua văn kiện này tự thú nhận mình là loại chậm tiến nhất về tôn trọng Hiến chương, các Công ước của Liên Hiệp Quốc, là chiếc đèn đỏ về tôn trọng tự do báo chí, tự do tôn giáo, là học trò dốt theo các tiêu chuẩn cần thiết để tham gia Hiệp định TPP. Đây là một nghị quyết mà thế giới dân chủ không thể đồng tình. Không ai phá hoại đảng CSVN, làm đảng suy thoái, tha hóa thêm bằng chính đảng, bằng chính những nghị quyết xây dựng đảng như thế này.

Sự lú lẫn và sai lầm của ông Nguyễn Phú Trọng lại được chứng minh rõ ràng “đến thế này là cùng”!

Nguồn: Blog Bùi Tín, VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.