Người Việt tại Pháp phản đối Hồ Cẩm Đào

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp nối truyền thống yêu nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các thanh niên sinh viên VN tại các tỉnh thành từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Nam quan, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Bình Thuận, Nha Trang… đến Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần Thơ, Trà Vinh…

6 chữ vàng “HS.TS.VN” – những chữ viết tắt nói lên tinh thần bảo vệ chủ quyền: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, hay còn có thể hiểu là phản đối hành động xâm lăng của đảng CSTQ với sự toa rập của đảng CSVN về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lần đầu tiên tiếp tay các bạn trẻ thanh niên sinh viên VN, các đồng bào VN sinh sống tại thủ đô Paris đã nối tiếp khẳng định trực tiếp HS.TS.VN, đến tận tai mắt chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và phái đoàn tùy tùng, nhân chuyến đi 3 ngày đến Pháp để thực hiện ký kết các hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp Pháp.

Phái đoàn của ông Hồ Cẩm Đào ngoài việc ký kết một số hợp đồng doanh nghiệp, còn được đoàn người biểu tình “chào đón” tại thành phố du lịch Nice trong ngày 4 và 5 tháng 11/2010 để phản đối chính sách đàn áp, xâm lăng… cũng như đòi hỏi nhà cầm quyền TQ phải trả tự do cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, người vừa được giải Nobel Hòa Bình 2010, đang bị cầm tù với bản án 11 năm.

JPEG - 80.5 kb

Vào sáng thứ Năm 04/11/10, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã kêu gọi tụ họp bên cạnh trung tâm Văn hóa Georges Pompidou quận 1 Paris, để thông tin và vận động chính quyền Pháp làm áp lực nhà cầm quyền TQ trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Cao điểm là các đợt thả hàng trăm con chim Bồ Câu khỏi lồng sắt lên bầu trời tự do, với sự hiện diện của các chính khách, nghệ sĩ, tài tử, và hầu hết các báo chí, truyền thông, truyền hình lớn nhỏ tại Paris. Qua sáng ngày hôm sau RSF đã làm một cuộc rước đón đột xuất bất ngờ trước đoàn xe của ông Hồ Cẩm Đào trên đại lộ Champs Elysée với hàng chục cây dù trắng có in hình biều tượng và hàng chữ “Free Liu Xiao Bo”.

JPEG - 56.1 kb

Buổi chiều ngày 4/11, Cộng đồng Tây Tạng tại Pháp đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành từ quãng trường nhân quyền Trocadéro, đi bộ đến trước tòa đại sứ TQ tại Paris, với sự hưởng ứng của RSF, Amnesty International, các cộng đồng Miến Điện, Tân Cương, Đài Loan, Trung hoa dân chủ, Việt Nam và người dân bản xứ. Chấm dứt buổi biểu tình tuần hành là buổi đốt cờ đỏ 5 Sao của TQ trước hàng rào cảnh sát canh gác bảo vệ tòa đại sứ TQ. Qua ngày hôm sau tại thành phố bãi biển du lịch nổi tiếng Nice, một lần nữa Hồ Cẩm Đào và đoàn tùy tùng lại được “đón rước” tại đây, với sự hiện diện của Amnesty International.

Tất cả các cuộc biểu tình trong hai ngày 3 và 4/11 đã được hầu hết các hãng thông tấn đi tin. Trong bản tin tức thời sự của các đài truyền hình TF1, France 2, France 3, M6, LCI, Canal +, BFM TV, ITélé… đã chiếu đi chiếu lại các hình ảnh biểu tình phản đối chủ tịch nhà nước TQ Hồ Cẩm Đào, đặc biệt 6 chữ vàng “HS.TS.VN” cùng khẩu hiệu “PCC Stop Bôxit VN” và “PCC Stop Invasion au VN” (PCC: Parti Communiste Chinois = đảng CSTQ) đã được công khai xuất hiện, mà không bị ngăn cản, tháo gỡ như tại VN.

(TND-Paris)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.