Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên y án 9 năm tù giam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2017-12-22

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên y án sơ thẩm với nhà hoạt động Trần Thị Nga trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 22 tháng 12 năm 2017.

Phiên tòa kết thúc lúc 17 giờ chiều cùng ngày và bà Trần Thị Nga phải chịu mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1, điều 88 bộ luật hình sự.

Phiên tòa mang tính hình thức

Các luật sư biện hộ cho bà Trần Thị Nga tại phiên tòa cho rằng tòa “không có chứng cứ hợp pháp để kết tội bà Trần Thị Nga” và các lập luận của luật sư cũng như ý kiến của thân chủ mình đã bị tòa phớt lờ.

Luật sư Hà Huy Sơn, người biện hộ cho bà Trần Thị Nga trả lời phỏng vấn sau phiên tòa:

“Việc thu thập chứng cứ không đúng thủ tục tố tụng hay nói cách khác là không đúng theo quy định pháp luật. Các bản kết luận giám định không dựa trên căn cứ pháp luật nào cả. Tóm lại là không có chứng cứ hợp pháp để kết tội bà Trần Thị Nga. Tòa chỉ lắng nghe vậy thôi nhưng mà kết quả người ta cũng không ghi nhận bất kỳ một ý kiến nào cả.”

JPEG - 94.1 kb
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017. Ảnh: AFP

Theo cáo trạng, bà Trần Thị Nga đã đăng tải những bài viết, video lên blog, youtube và mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, phỉ báng “chính quyền nhân dân”. Đồng thời cáo trạng cũng quy kết rằng bà có tham gia trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của Cơ quan cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Luật sư Ngô Anh Tuấn trong một clip sau khi kết thúc phần xét hỏi vào buổi sáng, đã nói rằng những lời khai của các nhân chứng là tự mâu thuẫn lẫn nhau và có những điểm có lợi cho thân chủ của ông.

Các luật sư cũng nói rằng các giám định viên đã được triệu tập tới phiên tòa nhưng đã nại ra lý do để xin vắng mặt.

Luật sư Hà Huy Sơn cho biết:

“buổi sáng chúng tôi đã yêu cầu hoãn phiên tòa để có mặt các giám định viên. Nhưng yêu cầu đó đã không được tòa chấp nhận.”

Phản bác lại những quy kết từ tòa án, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ thái độ rằng:

“Việt Nam hiện nay chưa có luật nào quy định về giám định tư tưởng của công dân cả. Nhưng hiện nay người ta vẫn dùng những văn bản kết luận giám định, thực chất là văn bản giám định tư tưởng của công dân để làm căn cứ kết tội người dân.”

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Trần Hồng Phúc, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Có 3 luật sư tham gia bào chữa cho bà Trần Thị Nga là ông Ngô Anh Tuấn, Lê Văn Luân và Hà Huy Sơn. Nhưng không có bất kỳ người thân nào của bà Nga được vào bên trong tòa án kể cả chồng của bà.

Theo luật sư Sơn thì thành phần tham gia phiên tòa đều là những “công dân chọn lọc”, gồm các ông bà làm trong các ban ngành, hoặc tổ chức của đảng.

Trong thông cáo phổ biến trước phiên phúc thẩm ngày 20 tháng 12 năm 2017 tại New York, ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga. Ông nói rằng bà Trần Thị Nga là mục tiêu của đợt đàn áp mà chính quyền Việt nam nhắm vào các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến gần đây.

Bên ngoài tòa án khốc liệt chưa từng thấy

Không khí bên ngoài phiên tòa cũng không kém phần căng thẳng khi mà các nhà hoạt động bị bắt và đánh đập nếu có ý định quay phim chụp ảnh. Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động từ Hà Nội vào Hà Nam để ủng hộ tinh thần bà Trần Thị Nga cho biết:

“Chưa từng có một phiên tòa nào khốc liệt như thế này. Tất cả các quán trà, café đều bị gài công an. Công an và an ninh đông đặc tất cả quanh khu vực tòa án cách cả km quanh phiên tòa. Chúng tôi vừa mới đỗ xe, chưa làm gì, chỉ đứng với nhau thôi là họ đã bốc lên xe một cách thô bạo. Còn có những người vào, thì cả một lực lượng ùa vào bệnh viện để lùng tìm người ấy. Không một người nào sót ở ngoài, họ bắt tất cả chúng tôi.”

Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói rằng ít nhất 9 người đã bị bắt đưa vào đồn. Bị nhốt chung đồn ở UBND phường Trần Hưng Đạo (số 2 đường Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý) với bà có 6 người. 3 nhà hoạt động khác bị giam ở đồn khác. Trong số những người bị bắt có ông Phan Văn Phong, chồng của bà Trần Thị Nga.

Các nhà hoạt động cho biết công an sẵn sàng đánh đập khi ai đó giơ máy lên quay phim chụp ảnh. Trong số người bị bắt, có bà Mai Phương Thảo (facebooker Thảo Teresa), Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Lan, các ông Trịnh Đình Hòa, Trương Văn Dũng.. tất cả họ đều từ Hà Nội đến để bày tỏ tình liên đới với blogger Thúy Nga.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga hay còn biết đến với tên Thúy Nga, thường lên tiếng ủng hộ các dân oan, các tù nhân lương tâm, chống lại những sai trái của nhà cầm quyền địa phương. Bà là một lao động tại Đài Loan bị cả chủ và người môi giới lừa đảo buộc bà phải lên tiếng đấu tranh, và từ sau khi trở về nước bà đã tham gia vào các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, dấn thân đòi đòi công bằng xã hội.

Bà là một trong số ít các nhà hoạt động nữ nhiều lần bị đánh đập kể cả bị gẫy chân tay, cũng như nhà liên tục bị sách nhiễu bằng đủ hình thức và cấm cản các hoạt động. Ngày 20 tháng 10 vừa qua bà được tổ chức Ân Xá Quốc Tế vinh danh là một trong 6 phụ nữ can đảm của năm 2017. Hiện tại bà đang phải nuôi hai con nhỏ.

Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn nói bà Trần Thị Nga trông gầy hơn, sức khỏe có vẻ suy giảm. Nhưng tinh thần và thái độ thì cương quyết và trong phiên tòa bà đã trả lời cũng như chất vấn một cách tự tin.

Nhận xét về bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế, bà Nguyễn Thúy Hạnh nói “đây là một bản vô cùng sai trái, bất công đối với Thúy Nga cũng như với các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền. Những việc làm của Thúy Nga là có ích cho xã hội, không có gì sai trái. Thúy Nga bị kết án nặng nề như thế, là một hành động chà đạp trắng trợn lên nhân quyền.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.