Những cành Thiên Tuế từ quê hương Thái Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm đó mới là buổi tối ngày 7/12 ở Hoa Kỳ, nhưng tại Việt Nam đã là trưa mùng 8, ngày Toà Hà Nội xử “Vụ Án Thái Hà”. Tôi cố tìm trên mạng xem có tin tức gì về vụ xử này, một “Vụ Án” nói về bản chất nền tư pháp của Nhà Nước CSVN hơn là tội danh của các bị cáo.

Ai cũng biết, kể cả Nhà Nước CSVN, rằng khu đất đang có sự tranh chấp tại Thái Hà vốn dĩ là tài sản của Giáo xứ tại đây. Ai cũng biết luận điệu khẳng định “quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà Nước, mà Nhà Nước thuộc về Đảng CSVN” chỉ là thứ lý luận của kẻ cướp đã là đầu mối của bao sự áp bức, bất công … Điều vô lý là khi một số giáo dân đã phá đi một bức tường xiêu vẹo mà công ty Chiến Thắng đã xây trước đây trên mảnh đất vốn dĩ là tài sản của Giáo xứ, thì họ lập tức bị Nhà Nước bắt giam. CSVN đã nhốt tù họ với cái “lý của kẻ cướp” là … “Phá hủy tài sản quốc gia” rồi mang họ ra xử tại một Tòa Án gọi là công khai, nhưng dân chúng lại bị ngăn cản không được vào chứng kiến !

Tôi cố tìm kiếm vài hình ảnh của buổi “Xử Án” đó, xem cái Toà Án của Nhà Nước CSVN lố bịch tới mức độ nào. Điều ngạc nhiên là tôi đã không thấy được gì về vụ xử, ngược lại đã thấy hình ảnh hàng trăm người dân Thái Hà, hàng hàng lớp lớp với cành Thiên Tuế trong tay, họ kéo nhau tới trước Toà Án, không đòi hỏi phải được vào bên trong, mà im lặng và trật tự xếp thành hàng ngũ trước Toà để… xem Nhà Nước làm ăn ra sao! Thành ra, phiên toà mà cá nhân tôi và hàng trăm ngàn người khác đã được chứng kiến qua Internet, không phải là phiên toà Nhà Nước xử Giáo Dân mà là phiên toà người dân Thái Hà xử Nhà Nước CSVN. Những biểu ngữ đồng bào cầm trong tay như: “Chúng tôi muốn đi tù thay cho anh chị em”, “Chúng tôi luôn bên cạnh anh chị em”, “Chúng tôi đồng trách nhiệm”, đã nói lên tính chất áp đặt và áp bức của Toà Án Nhà Nước và hành động đàn áp này không làm bà con Thái Hà sờn lòng. Nhưng biểu ngữ ý nghĩa hơn cả và đồng nhất hơn cả là cành Thiên Tuế trong tay mỗi người. Đối với đồng bào Công giáo, cành Thiên Tuế xanh tượng trưng cho công lý, hòa bình và tinh thần tử vì đạo. Nhưng lần này, sự xuất hiện của hàng trăm, và có thể hàng ngàn cành Thiên Tuế trong tay người dân ngoài đường phố, trước lực lượng công an dầy đặc, đã nói thêm lòng dũng cảm và ý chí đoàn kết của người dân Thái Hà.

JPEG - 47.3 kb

Cách đây nửa thế kỷ, trong thời toàn thịnh của Liên Sô, Tổng Thống Kennedy đã đứng trước bức tường Bá Linh, biểu tượng cho sức mạnh đàn áp của Cộng Sản, và ông đã hô lớn: “Tôi là một người dân Bá Linh”. Tiếng hô của nhà lãnh đạo Thế Giới Tự Do này đã vang vọng trong lòng người và bây giờ thì bức tường ngăn đôi Bá Linh không còn nữa mà chỉ có một thành phố Bá Linh thống nhất trong tự do và thịnh vượng. Ngày nay, trước cảnh đồng bào Thái Hà tranh đấu cho công bình và lẽ phải, tôi tin rằng có hàng trăm người ở khắp nơi, trong đó có chính tôi, mong có được vinh dự giơ cao cành Thiên Tuế trước “Phiên Tòa của Ma Qủy và Bóng Tối” đang diễn ra tại Hà Nội, và cùng hô lớn: “Chúng tôi đều là dân Thái Hà”.

Phiên Toà xử 8 Giáo dân đã kết thúc với kết quả như đã dự trù: Nhà nước CSVN đã chỉ thị cho toà án của họ chấm dứt trò hề lố bịch bằng cách xử phạt “Án Treo”, “Cải Tạo không giam giữ” các nạn nhân. Họ đã thay thế một thái độ thậm vô lý bằng một thái độ ít vô lý hơn chút đỉnh… Nếu nước ta có một chế độ tự do dân chủ bình thường, vụ truy tố 8 đồng bào đã không xẩy ra và chẳng có nhu cầu phải huy động rầm rộ lực lượng cảnh sát để canh giữ phiên toà. Ngược lại, Giáo xứ Thái Hà chỉ cần thuê vài nhân công tới phá bỏ bức tường không cần thiết đó, dọn dẹp cho sạch sẽ và công ty Chiến Thắng sẽ trách nhiệm thanh toán mọi phí tổn. Nhà Nước CSVN không có khái niệm thế nào là công bằng và còn nhiều ngộ nhận, họ không dám miễn tố hay tha bổng các bị cáo vì còn thấy phải giữ thể diện, giữ cái mà họ không còn… Tệ hơn nữa là họ còn “trơ mặt” nói dối: “các bị cáo đã thành khẩn khai báo, nhận tội và xin được pháp luật khoan hồng nên cả 8 bị cáo đều được hưởng tình tiết giảm nhẹ” (Báo Lao Động) để rồi chỉ 4 ngày hôm sau tấn bi hài kịch “Việt cộng xử án” lại có thêm một màn mới, nhờ thái độ lố lăng của Nguyễn Thế Thảo mọi người biết thêm về bản chất phiên tòa ngày 8/12. Vào ngày 12/12, Nguyễn Thế Thảo, một “Lão Đại” của chế độ tại Hà Nội đã chính thức gửi thư cho quý vị chức sắc Công giáo để yêu cầu… đuổi hộ quý vị Linh Mục tại Thái Hà ra khỏi Hà Nội. Trong thư, Thảo tố cáo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã gọi phiên toà xử 8 Giáo dân là: “Phiên Tòa của Ma Quỷ và Bóng Tối”. Không rõ LM Nam Phong đã nói câu này với những ai, nhưng nhờ Thảo mà sự thực về phiên Tòa đã được xác định cho cả nước.

JPEG - 22.2 kb

Với kết quả của phiên toà và văn thư mới đây của Nguyễn Thế Thảo, cuộc tranh đấu của đồng bào Thái Hà đã vượt qua được một giai đoạn nhưng vẫn còn tiếp diễn. Vì khi cái gì cũng tập trung vào Đảng CSVN, kể luôn cả các phần tử gian tham nữa, thì người dân không còn cách nào khác là phải tranh đấu để tự vệ trong tinh thần tôn trọng Công Lý và Hoà Bình, tượng trưng bởi cành Thiên Tuế. Xác định tính chất hoà bình của cuộc đấu tranh là điều vô cùng cần thiết vì chế độ cộng sản, thoát thai từ bạo lực và khủng bố, sau khi nắm trọn quyền lực lại luôn luôn vu cáo cho những ai chống lại quyền uy của họ là bạo loạn và… khủng bố! Chính vì vậy mà không nên coi cành Thiên Tuế như một biểu tượng của riêng đồng bào Công Giáo, biểu tượng này nên được coi như chung cho hết cả những ai muốn đem lại công bằng, lẽ phải và thịnh vượng cho Dân Tộc.

JPEG - 211.2 kb

JPEG - 62.5 kb

Tết năm nay, thay vì với cành đào, tôi sẽ đón năm mới bên một cây Thiên Tuế để mong luôn luôn được gần với hào khí đấu tranh của đồng bào Thái Hà trong muà Xuân mới, cầu mong năm Kỷ Sửu sẽ là một năm tốt đẹp cho toàn Dân Tộc.

Hoàng Cơ Định
hoangcodinh@jps.net

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.