Sinh hoạt đấu tranh 30 tháng 04 tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Paris – VNN) Trong tháng tư, Paris nhộn nhịp với những sinh hoạt đấu tranh liên tục kéo dài cho đến cao điểm là ngày 30/04 với chủ đề 30 Năm Đấu Tranh và Hội Nhập.

Từ ngày 16 tháng 04, những hình ảnh sinh hoạt trong 30 năm qua trên mọi lãnh vực từ văn hoá, xã hội, từ thiện và đấu tranh do các hội đoàn và đoàn thể chính trị thực hiện triển lãm tại khu chợ Á Đông Paris quận 13 mỗi cuối tuần. Nhiều hình ảnh trưng bày tội ác của cộng sản, dâng dất nhượng biển cho Trung quốc, cũng như những bắt bớ các nhà dân chủ tại VN đã gây sự chú ý và phẫn nộ nơi đồng bào và người dân điạ phương.

Liên tiếp các buổi xuống đường phát truyền đơn phơi bày những vi phạm nhân quyền tại VN, những buổi hội thảo về hiện tình đất nước đã được các hội đoàn phối hợp luân phiên tổ chức trong đó có buổi hội luận bàn tròn do Hội Y Sĩ Việt Nam và Nhóm chủ trương báo Vietnam-Infos tổ chức vào ngày 26/04 trong khuôn viên quốc hội Pháp nhằm đánh dấu 30 năm biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã gây sự chú ý của nhiều giới.

Sáng Thứ Bảy 30/04/05 11giờ sáng: Tại khu chợ Á Châu, âm thanh vang dội một góc phố với những bài ca đấu tranh. Khách bộ hành qua lại tấp nập đã nhận các tờ truyền đơn do các hội đoàn phân phối cũng như dừng lại tìm hiểu các hình ảnh triển lãm. Chúng tôi cũng được biết là trước 30/04 chừng 5 ngày, toà đại sứ VC đã thông báo nhân ngày 30/04 sẽ tổ chức một buổi xuống đường xin chữ ký cho các nạn nhân dioxine tại quảng trường Beaubourg. Khi nhận dược tin này, cộng đồng người Việt tại Paris vô cùng phẫn nộ và nhất quyết sẽ ngăn chận âm mưu tuyên truyền của họ.

15 giờ cùng ngày: Đồng bào đã tham dự buổi biểu tình thật khí thế trước toà đại sứ VC như đã dự trù từ trước.

Song song đó từ 14 giờ, một số đồng bào đã đổ xuống quảng trường Beaubourg vớI truyền đơn và đeo sandwich dán những khẩu hiệu:… 30 ans après, les communistes tuent encore beaucoup plus que la dioxine… cộng vớI những hình thương tâm của trại cải tạo, trẻ em đường phố, thương phế binh vv vv.

20 giờ cùng ngày: Đồng bào VN cùng các đoàn thể lại tề tựu về Hội trường Asiem để tham dự buổi sinh hoạt tâm tình văn nghệ đấu tranh với chủ đề 30 năm đấu tranh và Hội nhập do cơ sở Việt Tân tại Paris tổ chức.

Chương trình mở đầu với nghi thức chào cờ mặc niệm thật hùng hồn và cảm động. Sau đó, ông Nguyễn Ngọc Bình đại diện ban tổ chức có đôi lời chào mừng quan khách. Kế tiếp, phần chiếu dương ảnh ghi lại hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ VNCH đã tử thủ đến giây phút cuối cùng để bảo vệ đồng bào trong cuộc triệt thoái 1975 đã làm rơi lệ bao khách tham dự.

Kế tiếp, ông Trần Kỉnh Thành đã giới thiệu đến cử tọa những hình ảnh của các phong trào Kháng chiến đầu tiên vào cuối thập niên 70 và đầu 80 như tổ chức Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam với hình ảnh của anh Trần Văn Bá và các chiến hữu của anh, Tổ chức Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc với hình ảnh của Ông Võ Đại Tôn và Mặt Trận Quốc Gia thống Nhất Giải Phóng VN và nay là Việt Tân với hình ảnh của ông Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông.

Ngoài ra, đồng bào lại có dịp ôn lại những chiến dịch đấu tranh của Paris từ nhiều năm qua như chiến dịch đánh kinh tài VC, chống các đoàn văn công VC, vận động cho các tù nhân chính trị, các chiến dịch niếm tin thắng bạo lực, thắp sáng niềm tin và mới nhất là phong trào chống VC dâng đất và biển cho Trung Quốc.

Bước sang phần trình bày về tình hình Việt Nam trong 30 năm qua, ông nguyễn Ngọc Bình đã nhắc lại tổng quát về những thay đổi chinh sách của đảng và nhà nước CSVN, đặc biệt là sự đổi mới từ nam 1986.

Tiếp theo, bà Nguyễn Thị Thanh Vân đã trình bày về những cuộc đàn áp tôn giáo cũng những những vi phạm nhân quyền của chế độ và nhân phẩm con người bị chà đạp hiện nay.

Nói về hiện trạng xã hội Việt Nam, ông Phan Toàn Châu đã kể lại cuộc sống của người dân với những bài ca do chính ông sáng tác.

Tiếp theo, ông Nguyễn Ngọc Danh đã trình bày về thực trạng của nền kinh tế theo định hướng XHCN và kết luận rằng Việt Nam sẽ không thể tiếp tục phát triển vì hiện nay tại Việt Nam thiếu căn bản giáo dục, thiếu thông tin minh bạch và thiếu chánh sách thông suốt.

Sau cùng, Ông Nguyễn Ngọc Đức đã chiếu lại những hình ảnh đấu tranh của các cuộc cách mạng ở Đông Âu và từ đó nêu lên 3 yếu tố đưa đến sự thành công của các nước này là: dân chúng không còn sợ hãi; các lực lượng đấu tranh biết kết hợp những thành tựu riêng lẻ để từng bước áp lực các chính quyền độc tài phải lùi bước và sau cùng là nỗ lực kết hợp thành một lực lượng có khả năng đối trọng với chính quyền. Ban tổ chức đã phát thanh phần phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang và Phương Nam Đỗ Nam Hải nhận định về vai trò của của người Việt hải ngoại và tầm quan trọng của sự liên kết trong ngoài trong nỗ lực hình thành một liên minh dân tộc trong và ngoài nước.

Buổi tâm tình sinh hoạt được xen kẽ với những bài hát đấu tranh thật hùng hồn và màn nhạc cảnh Khát Vọng Tự Do do Hội Thanh Thiếu Niên VN tại Paris đã kết thức cao điểm những sinh hoạt đấu tranh của 30 tháng 04 tại Paris vào lúc 23g45 cùng ngày. Đồng bào đã ra về về trong niềm phấn khởi và hẹn gặp lại trong những sinh hoạt tới.

Điểm son được ghi lại trong tháng 04 này tại Paris là các Đoàn thể và Tổ chức chính trị đã phối hợp hỗ trợ thật hài hoà và nhịp nhàng các công tác trong suốt tháng 04 với một tinh thần tương kính.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.