Tiến Sĩ Phan Đình Diệu: Một Trí Thức Lên Tiếng Đòi Hỏi Đa Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi nhắc đến tên Phan Đình Diệu, một nhà khoa học, một giáo sư, tiến sĩ Toán học, một chuyên gia về Tin học, người dân trong nước, nhất là giới thanh niên, sinh viên, trí thức đều biết đến và ngưỡng mộ về khả năng kiến thức chuyên môn của ông. Thời gian gần đây, ông bắt đầu lên tiếng phân tích những sai lầm của chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) bằng trách nhiệm và lương tâm của một người trí thức. Dẫu những tiếng nói phê bình của ông không có vẻ “dao to búa lớn” nhưng là những nhát dao nhọn sắc, rạch sâu vào tư tưởng Cộng sản của những người lãnh đạo, những đảng viên CSVN và vào bản chất, tư thế lãnh đạo của cả một guồng máy nhà nước mà ông chứng minh là không còn thích hợp qua thực tiễn cuộc sống cũng như qua quá trình phát triển của khoa học xã hội.

Ông Phan Đình Diệu cho biết, “… theo yêu cầu của chương trình khoa học KX.10 do Ban tổ chức Trung ương chủ trì về ’Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế’, trong thư đề ngày 18/8/2004…”, ông đã đưa ra “một số ý kiến, suy nghĩ trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu những phát triển gần đây về những tiến bộ trong khoa học, tư tưởng, trong nhận thức về kinh tế, xã hội….”

Bài viết về những ý kiến này của ông gồm có 4 đề mục chính như sau:

I. Sự cần thiết có một khung mẫu mới cho tư duy về vấn đề tiếp tục đổi mới;
II. Những điều bất cập trong khung mẫu tư duy hiện nay;
III. Những đề xuất chính cho một khung mẫu tư duy mới; và
IV. Suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới của nước ta.

Trong đề mục I về sự cần thiết có một khung mẫu tư duy mới, ông cho rằng cần phải tập trung suy nghĩ 2 loại vấn đề sau:

“1. Khung mẫu tư duy ’mới’ (mà nay đã trở thành cũ)… đã có gì không còn thích hợp, thậm chí cản trở sự phát triển tiếp tục hiện nay, mà ta phải sửa đổi, từ bỏ hoặc thay thế;

2. …Một khung mẫu mới cho tư duy phù hợp với tư duy khoa học hiện đại, với sự phát triển của thế giới hiện đại, cũng sẽ là thích hợp với yêu cầu tiếp tục phát triển của đất nước ta, nếu sớm được hình thành sẽ có tác động tiếp tục dẫn đường cho đất nước ta đi nhanh hơn…”

Thật vậy, theo ông Phan Đình Diệu, khung mẫu “mới” mà Đảng CSVN vẫn ôm giữ kể từ thời kỳ bắt đầu đổi mới vào giữa thập niên 80, nay đã trở nên “cũ”, không còn phù hợp, và thậm chí còn ngăn cản sự phát triển hiện nay của đất nước. Do đó, cần phải có một khung mẫu tư duy mới hơn, theo hướng khoa học hiện đại để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước. Theo ông, tư duy “mới mà cũ” trước đây chỉ có thể giúp cho Đảng CSVN vượt qua cơn khủng hoảng toàn diện trong thập niên 80 nhưng trong tình hình hiện nay, không thể áp dụng được nữa. Ông đưa ra 3 điều “bất cập”, sai lầm, trong khung mẫu hiện nay để chứng minh điều đó.

“1. Sự cố tình mập mờ trong cách hiểu khái niệm ’xã hội chủ nghĩa’ đã tạo nên nhiều lẫn lộn và không nhất quán trong các chủ trương và hành động thực tế…

2. Về phát triển kinh tế, sự níu kéo giữa hai xu hướng hoàn thiện dần cơ chế thị trường theo thông lệ quốc tế để hội nhập và xu hướng bảo vệ cái gọi là ’định hướng xã hội chủ nghĩa’ đang tiếp tục gây những cản trở và khó khăn cho việc phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường…

3. Về đời sống chính trị – xã hội, các quyền tự do dân chủ cơ bản của người dân vẫn chỉ được ’tôn trọng’ trên văn bản giấy tờ, chứ chưa được tôn trọng thật sự trên thực tế, quyền tự do ứng cử và bầu cử được thực hiện một cách hình thức, những điều này trong xã hội người dân không phải là không biết, chỉ có điều là do sợ mà chưa dám nói ra đó thôi…”

Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Ai cũng biết sự yếu kém về dân chủ đó là hệ quả tất yếu của chế độ một Ðảng độc quyền lãnh đạo (toàn diện và tuyệt đối) với sự thống trị chính thức của một ý thức hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-Lênin). Nếu ta tiếp tục duy trì một thể chế chính trị như vậy thì vẫn sẽ không có tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến và phê phán, do đó không thể phát huy tiềm năng trí tuệ của đất nước trong một giai đoạn mà ta thường nói trí tuệ là nguồn lực chủ yếu nhất của phát triển.”

Từ những trăn trở được nêu trên, ông đã đưa ra những đề nghị cho một khung mẫu tư duy mới trong mục tiêu phát triển quốc gia hiện nay.

- Thứ nhất, “Không thể phát triển nền kinh tế thị trường một cách lành mạnh năng động, sáng tạo của nó, nếu bị đặt dưới sự chỉ đạo của một ’định hướng xã hội chủ nghĩa’”.

- Thứ nhì, “Một nền kinh tế thị trường không nhất thiết phải gắn liền với một chế độ tư bản chủ nghĩa.”

Ở đây cũng cần “mở ngoặc” nói thêm rằng ông có vẻ “chuộng” khung mẫu của hệ thống “chủ nghĩa xã hội dân chủ” tại các nước Bắc Âu mà ông hài lòng vì có nền tự do dân chủ thật sự, như trong phần đề nghị thứ ba của ông dưới đây.

- Thứ ba, “Mô hình chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin mà ta thường gọi là ’chủ nghĩa xã hội khoa học’,… xem sự phát triển phải là kết quả của cuộc đấu tranh ’ai thắng ai’ giữa hai mặt đối lập đó. Mô hình đó đã bị thực tiễn bác bỏ… Một mô hình khác của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội dân chủ, từng bị phê phán là tay sai của chủ nghĩa tư bản, kẻ phản bội bằng cách mạng vô sản, đã chứng tỏ là có sức sống hơn, và trong chừng mực nào đó đã thành công ở các nước Bắc Âu và có ảnh hưởng to lớn đến thế giới ngày nay.”

- Thứ tư, “Các hệ thống kinh tế và xã hội là những hệ thích nghi phức tạp, trong các hệ thống đó, các yếu tố được coi là đối lập không chỉ có kiểu đấu tranh ’ai thắng ai’, mà thông qua những tương tác có tính hợp trội còn có thể tìm được khả năng hiệp tác để đạt tới trạng thái ’thắng -thắng’, tức là cả hai đều thắng. Hiện nay, ta đang cố gắng phát triển kinh tế thị trường… chắc không nhằm đi đến một cuộc đấu tranh giai cấp ’ai thắng ai’ trong tương lai, mà hy vọng trong tiến trình phát triển sẽ luôn tìm được khả năng hiệp tác ’thắng-thắng’, vì lợi ích của mình và của đất nước.”

Bằng biện chứng khoa học và qua xét nghiệm thực tiễn, ông cho rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng là một trong những hệ thích nghi phức tạp, mà trong đó, yếu tố đối lập (đa đảng) không chỉ là để chiến đấu lẫn nhau để tồn tại mà còn có thể cạnh tranh bình đẳng, hợp tác để cùng nhau chiến thắng.

Kết thúc bài viết, ông Phan Đình Diệu đưa ra 3 điểm đúc kết quan trọng về con đường phát triển đất nước hiện nay như sau:

1. Phát triển đầy đủ một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa;

2. Xây dựng Nhà pháp quyền và xã hội dân chủ thật sự; và

3. Đảng CSVN tự biến đổi thành một Đảng Xã hội Dân chủ để lãnh đạo đất nước thành một nước “xã hội chủ nghĩa dân chủ” (như các quốc gia Bắc Âu), hoặc nếu không, Đảng phải vì quyền lợi của dân tộc mà tôn trọng quyền dân chủ, quyền lập đảng để xây dựng một thể chế đa đảng tại Việt Nam.

Điểm qua những suy nghĩ của ông về các vấn đề trên, quả thật đây là một bước dài về tư tưởng của một người trí thức đã sống, làm việc, và phục vụ cả đời mình cho chế độ CSVN. Những suy tư của ông hẳn không phải là mới hay mang tính chất đơn lẻ, mà đã từng được nêu lên bởi nhiều trí thức quốc nội, trẻ cũng như già, từ ký giả Nguyễn Vũ Bình, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cho đến các nhà trí thức lớn tuổi như Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.v.v… Trí thức Việt Nam nói riêng và giới trí thức thế giới nói chung đều luôn mang trong mình những hoài bão chân thành nhằm cống hiến năng lực, tri thức cho quyền lợi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Chỉ những quốc gia nào, những nhà cầm quyền nào biết thực sự lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của giới trí thức thì mới thực sự khai thác được tiềm năng chất xám của họ mà phụng sự quốc gia, phát triển giống nòi.

Từ lâu nay giới trí thức Việt Nam tại quốc nội đã bị bưng bít thông tin, bị áp đặt chủ thuyết chính trị mà dần dà mất đi nhiều chất sáng tạo, thiếu sự mạnh mẽ trong tiếng nói phê bình hay đối lập với nhà cầm quyền để vạch ra con đường tốt nhất trong nhu cầu phát triển đất nước. Họ bị ràng buộc bởi tư duy và cơ chế chính trị Cộng sản mà quên đi trách nhiệm chân chính của một nhà trí thức sống và phục vụ cho quyền lợi quốc gia, dân tộc và nhân loại chứ không phải cho bất kỳ chủ thuyết hay chính quyền nào. Khi tìm được ngõ ra cho chính mình, nhiều nhà trí thức quốc nội đã và đang mạnh dạn lên tiếng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho phong trào hoạt động xã hội-chính trị của giới trí thức trong nước. Điều còn lại là làm sao xây dựng một phong trào trí thức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thật sự vững mạnh, kết hợp với trí thức Việt Nam tại hải ngoại và thế giới nói chung để cùng nhau đem đến một mùa xuân tràn đầy hy vọng cho dân tộc, một mùa xuân của xã hội Việt Nam “Dân Chủ, Phát Triển và Thái Hòa”. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.