Về Đòn Thả Tù Mới Của Việt Cộng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày vừa qua, báo chí Việt Nam và các hãng thông tấn ngoại quốc đã loan tải khá nhiều bản tin liên quan đến đợt thả tù của Cộng sản Việt Nam nhân dịp Tết Ất Dậu. Theo tin tức thì Hà Nội thả trước hạn cho 8.325 trường hợp đang chấp hành án phạt tại các trại giam, đồng thời thả đặc biệt cho 103 trường hợp khác đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành phạt tù. Trong số những trường hợp được thả lần này có hai danh sách tù nhân đáng quan tâm. Loại thứ nhất là những người mà Hà Nội gọi là những phạm nhân vi phạm an ninh quốc gia mà bên ngoài chúng ta gọi là những tù nhân chính trị và loại thứ hai là những người liên hệ đến các vụ án kinh tế lớn mà chúng ta được biết qua các vụ tham ô, nhũng lạm như vụ năm Cam, công ty dệt Nam Định, công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Lâm v,v… Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là danh sách 6 tù nhân chính trị gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ông Nguyễn Đình Huy, Tu Sĩ Trương Văn Đức, ông Nguyễn Đinh Văn Long và hai nhân vật khác là anh Phạm Minh Canh, 19 tuổi bị tù về tội chỉ trích chính phủ và ông Nguyễn Long Sỹ 47 tuổi bị giam giữ về tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Năm 2001, Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị buộc tội phá hoại nhà nước vì đã gửi một lá thư tới Ủy Ban của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc tế, kêu gọi Hoa Kỳ không nên phê chuẩn bản hiệp định thương mại song phương cho tới khi nào nhà nước CSVN cải thiện thành tích về mặt nhân quyền. Linh Mục bị kết án 15 năm trong một phiên tòa vội vã nhưng sau đó được giảm xuống còn 10 năm vào năm 2003, và còn 5 năm vào năm 2004. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một người cổ xúy cho dân chủ và bày tỏ chính kiến bất đồng trên internet, bị kết án 30 tháng tù hồi tháng 7 năm 2004 về tội lạm dụng quyền dân chủ. Ông Nguyễn Đình Huy, 72 tuổi, bị bắt năm 1993 cùng với 11 thành viên của Phong Trào Vận Động Dân Chủ. Hai năm sau, ông bị kết án 15 năm tù giam. Thượng tọa Thích Thiện Minh 49 tuổi thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bị kết án tù chung thân năm 1987 vì “mưu toan lật đổ chính quyền nhân dân”, nhưng sau đó bản án giảm còn 20 năm tù.

Nhìn qua những nỗ lực đấu tranh và nội dung của các ’bản án’ mà Cộng sản Việt Nam đã cáo buộc cho sáu tù nhân chính trị nói trên, cho thấy đây là những kết án hàm hồ, khiến cho các tổ chức nhân quyền quốc tế và hầu hết các đoàn thể người Việt tại hải ngoại đã liên tục vận động chính giới các quốc gia áp lực Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và ngưng chính sách khủng bố chính trị đối với người dân trong nước. Cho nên việc Hà Nội phải thả 6 nhân vật đối kháng trước thời hạn là một thắng lợi đấu tranh của Cộng đồng người Việt, vì chúng ta đã vận động những áp lực quốc tế có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, Hà Nội rất gian xảo và việc thả tù lần này không đơn thuần là sự ’đặc xá’ đầu năm nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Cộng sản như Lê Văn Bàng, thứ trưởng ngoại giao rêu rao mà họ có một dụng tâm khác. Đó là họ phải thả một số tù nhân chính trị, truớc thời hạn ngày 15 tháng 3 năm 2005 vì hai lý do:

Thứ nhất, đây là thời hạn 90 ngày mà Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã gia hạn cho Cộng sản Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo để không bị liệt kê vào danh sách ’những quốc gia đáng quan tâm” (CPC).

Thứ hai, đây cũng là thời điểm mà phái đoàn Cộng sản Việt Nam đi vào tiến trình đàm phán lần thứ 10 với 21 quốc gia thành viên WTO còn lại từ năm ngoái, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn… để thương lượng về việc ủng hộ Cộng sản Việt Nam gia nhập vào làm thành viên WTO.

Cả hai lý do nói trên đều có những liên hệ mật thiết với nhau, trong đó, sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho Cộng sản Việt Nam gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Sự kiện Lê Văn Bàng, Thứ trưởng ngoại giao, trong cuộc họp báo đã chỉ nhắc đến tên Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế trong số các tù nhân chính trị được thả trong cuộc họp báo hôm 31 tháng 1 vừa qua, cho thấy là Cộng sản Việt Nam không đánh giá thấp vụ thả tù lần này và họ coi 6 tù nhân chính trị là một ’trao đổi’ với Hoa Kỳ nói riêng và dư luận thế giới nói chung, để giải quyết hai cục xương khó nuốt trong năm 2005 là danh sách CPC và WTO. Nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng, Hà Nội hoàn toàn bị động trong vụ thả tù và họ thấy rằng muốn mở ra làm ăn với thế giới bên ngoài, Cộng sản Việt Nam phải biết học theo lối sống văn minh, chứ không dở trò đàn áp thô bạo đối với những người khác chính kiến. Trong bối cảnh thả tù như vậy, chúng ta cần có cái nhìn lạc quan trong thế trận đấu tranh sắp đến.

Một là càng ngày, Hà Nội không còn có thể quay lại lối sống khép kín, đóng cửa để muốn trù dập ai thì làm. Sự dựa vào tư bản ở bên ngoài để phát triển kinh tế đã khiến Hà Nội ngày càng lệ thuộc vào các quốc gia chủ nợ. Cho nên mọi hành vi đàn áp nhân quyền, khống chế những nhân vật đối kháng, Hà Nội đều bị ghi vào danh sách vi phạm nhân quyền và đây là một áp lực mà chúng ta sẽ phải khai thác mạnh mẽ trong thời gian tới.

Hai là trong bốn năm tới, Hoa Kỳ với chính sách cổ võ nền tự do trên toàn thế giới của Tổng thống Bush, Cộng sản Việt Nam sẽ rất dè chừng những áp lực từ Hoa Kỳ, không chỉ trong giai đoạn tiền vận động gia nhập WTO mà kể cả sau khi đã trở thành thành viên WTO. Bởi vì khi đó, với những ràng buộc về mặt luật lệ của WTO, Cộng sản Việt Nam vẫn có thể bị kết án vi phạm nhân quyền và mất cả những ưu đãi của một thành viên WTO, nếu bị ghi vào danh sách CPC.

Ba là trong năm 2005, Cộng sản Việt Nam sẽ khai thác biến cố 30 năm đánh chiến miền Nam để ca ngợi những công lao của đảng và nhà nước, thì đây cũng là dịp chúng ta mở các mặt trận tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền, nhất là đàn áp tôn giáo của Hà Nội để tạo sức bậc cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện hoạt động công khai tại Việt Nam.

Nói tóm lại, Linh Mục Nguyển Văn Lý, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ông Nguyễn Đình Huy … được thả trong lần này không phải là thiện chí tôn trọng nhân quyền của Hà Nội mà là do những áp lực từ Hoa Kỳ và từ Cộng đồng nguời Việt tại hải ngoại. Chúng ta có quyền tin tưởng rằng những áp lực này nếu được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn trong năm 2005, chúng ta sẽ tạo nhiều điểm tựa cho những chuyển biến mới tại quốc nội.

Lý Thái Hùng
Feb 2 2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.