Về Bài Thi Lạc Đề…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 5.7 kb
Nguyễn Phi Thanh

Trên tờ Lao Động đã loan tải một sự kiện gọi là ’bài văn lạ gây xôn xao làng giáo’, đúng vào lúc cả nước đang lên cơn sốt về tình hình giáo dục đang xuống cấp một cách báo động tại Việt Nam. Theo tin thì tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Trung Học hồi tháng 3 năm 2005 vừa qua, ban giám khảo đã ra đề thi cho thí sinh phân tích về vẻ đẹp của tác phẩm ’Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc’. Thay vì nặng óc viết theo trí nhớ những điều đã bị nhồi nhét vào đầu về bài văn tế này, một thí sinh đã thẳng thắn trình bày quan điểm không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét về tinh hình giảng dạy và học văn tại nhà trường. Thí sinh này có tên là Nguyễn Phi Thanh, học sinh lớp 11 thuộc trường trung học Việt Đức. Em đã viết rằng: ’Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài văn tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong hòa bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài văn tế khô khan, khó hiểu như thế này’.

Ở một đoạn khác, thí sinh nói trên đã trình bày cảm quan thực tế của em đối với bài ’văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc’ thêm như sau: ’Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền được đến người đọc? Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen – chê, hay – dở, nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được mới? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực số điểm… Em không muốn phải viết những lời khen sáo về một tác phẩm. Em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc chọn để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó’.

Mặc dù bài thi của thí sinh nói trên được rất nhiều cô thầy khen và chuyền tay nhau đọc. Có người đề nghị cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng 0. Kết quả bài viết nói trên chỉ được 3/15 điểm vì lý do: Viết lạc đề.

Đọc qua câu chuyện này, chúng ta có thể cảm thông phần nào những trăn trở của một học sinh trung học, thẳng thắn trình bày ’chính kiến’ của em trong khuôn khổ của một vấn đề lịch sử. Nhưng nếu nhìn rộng hơn ta thấy rõ đây là hệ quả của lề lối ’trồng người’ theo khuôn mẫu độc tài của chủ thuyết Mác Lênin đã giết chết khả năng sáng tạo và rung cảm của con người. Tuy chưa viết thẳng những suy nghĩ của em về chế độ cộng sản nhưng em đã dám nói thẳng rằng chính 63 năm tù hãm của nền chuyên chính vô sản, con người Việt Nam đã mất đi quyền diễn đạt chính kiến của mình trước những vấn đề của xã hội. Qua câu chuyện này chúng ta có thể rút ra một vài điều liên quan đến nền giáo dục hiện nay tại Việt Nam.

Thứ nhất, do lối giáo dục nặng về nhồi nhét chính trị để uốn nắn con người phải suy nghĩ và hành xử theo một khuôn mẫu chung, đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ làm nghèo đi nền văn học vốn phong phú và sinh động của Việt Nam, mà còn sử dụng hàng loạt ’văn nô’ của chế độ để viết sai lạc về cảm tính con người, về hiện tình đất nước. Chính giòng văn học này đã tạo ra vô số bánh vẽ để cho đảng Cộng sản hô hào cả nước nhắm mắt lao vào ’thiên đường cộng sản không tưởng’ trong nhiều năm dài.

Thứ hai, sự tự nhận ’lạc đề’ qua những dòng trình bày các cảm xuất của mình, học sinh Nguyễn Phi Thanh đã giúp cho chúng ta thấy rằng nền giáo dục tại Việt Nam đã không dám truyền bá sự thực và tự do. Từ đó, học sinh không dám viết lên những suy nghĩ thật vì áp lực điểm số, còn dân chúng thì giấu đi các cảm xúc của mình để làm theo đơn đặt hàng của nhà nước… cho an toàn.

Thứ ba, sự thiếu rung động trước những vấn đề của lịch sử dân tộc qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà người thí sinh thố lộ, cho chúng ta thấy là lối giảng dạy lịch sử theo kiểu đề cao đảng Cộng sản và nhất là do lề lối khống chế chính kiến trong nhiều thập niên qua, những người trẻ tại Việt Nam đã không có những cảm nhận đích thực từ các biến chuyển lịch sử của đất nước.

Suy nghĩ của em Nguyễn Phi Thanh qua bài luận lạc đề còn cho chúng ta một ý niệm thấm thía là cả nước đang bị đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt vào mê lộ không lối thoát, nhưng ít ai dám nói lên sự thật này vì sợ trù dập. Nỗi sợ đã ám ảnh từ trong học đường ra đến ngoài xã hội khiến cho con người từ trẻ đến già, phải dấu đi những suy nghĩ thật, những điều bức xúc. Ngay cả bài luận văn của em Nguyễn Phi Thanh, nhiều nhà giáo đã biểu hiện sự đồng tình, cho là bài luận văn hay, thế mà kết quả chỉ đạt 3/15 điểm, đủ thấy là những nhà giáo dục Việt Nam vẫn còn quá sợ và chưa dám để cho sự thật được phơi bày. Lối giáo dục này đã không chỉ giết đi sự rung cảm mà còn hủy diệt ngay cái nhân tính đáng phải được đề cao nơi thế hệ mới lớn lên. Khi sự thật không được phơi bày, chính kiến không được tự do bày tỏ thì chính quyền dù có đưa ra bao nhiêu chương trình cải cách, đổi mới nền giáo dục, cũng không thể nào làm cho xã hội tốt hơn.

Nhưng, hiện tượng Nguyễn Phi Thanh đã làm cho chúng ta tin rằng bạo lực không thể nào tiếp tục khống chế con tim và khối óc của con người mãi mãi. Đây là dấu hiệu chuyển mình tích cực của giới trẻ Việt Nam khi có một số em tiên phong bày tỏ chính kiến của mình. Đây là sự kiện cần được khuyến khích và rất cần những lên tiếng hỗ trợ từ hàng ngũ sinh viên thanh niên tại hải ngoại để có thể tạo ra phong trào: nghĩ thật, nói thật trong giới trẻ tại quê nhà.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.