Căng thẳng Biển Đông gia tăng, ngư dân hứng chịu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Long, theo AFP
2012-11-03

“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.

“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.

Đảo Lý Sơn, Việt Nam – Lúc lính tuần duyên vũ trang của Trung Quốc phát hiện chiếc tàu cá bằng gỗ của ngư dân Trần Hiển trong hải phận tranh chấp, họ bắt ngay chiếc tàu, bắt đi toàn thể ngư dân trên tàu, tống giam thuyền trưởng Hiển.

JPEG - 6.2 kb
Trần Hiển bị TQ giam giữ, chưa thấy mặt con – tuoitre.vn photo

Nhiều thế hệ người dân đảo Lý Sơn Việt Nam đã khinh thường bão tố cùng nhiều mối hiểm nguy khác để đem cho được cá về nhà, nhưng nay lại phải đấu tranh với lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh phái tới để khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của họ.

Lướt sóng ra khơi với lòng yêu nước cùng với sự thôi thúc phải mạo hiểm thêm nữa trên những dặm khơi cho cá đầy thuyền, những hải đội ngư thuyền châu Á càng ngày càng tiến xa thêm ra tiền tuyến trên sóng nước của vùng biển Á Đông, với mối căng thẳng càng lúc càng tăng vì giành nhau chủ quyền lãnh hải.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khởi sự tuần tiễu hung hăng quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vòng tranhchấp ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Trung Quốc sử dụng những tàu tuần cùng với lệnh cấm đánh bắt để rào chắn tàu kéo lưới của các nước khác từ bên ngoài vùng biển ấy. Đó là cáo buộc của các viên chức và ngư dân Việt Nam.

“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.

“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.”Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.“Họ lấy mất cả bộ lưới và dụng cụ định vị GPS của tôi. Nay thì tôi ngập trong nợ nần.”

Câu chuyện của anh Hiển chẳng lạ lùng gì – anh và ngư phủ của anh bị bắt giữ cùng ngày với các ngư phủ của một tàu khác. Cả hai thuyền trưởng cùng bị đánh đập, và “không lúc nào có đủ thực phẩm để ăn uống” cho 21 người ngư phủ, anh Hiển nói.

Hà Nội nói hằng trăm đoàn ngư dân của các tàu cá đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ gần Hoàng Sa và Trường Sa trong mấy năm gần đây.

Khu vực cận duyên đã cạn kiệt vì đánh bắt quá mức, đoàn ngư dân gia tăng đông đảo hơn bao giờ hết của Lý Sơn – hòn đảo cách bờ biển Việt Nam 30 km –đành trông cậy vào những chuyến ra khơi đến những vùng đảo tranh chấp để hốt những mẻ lưới đầy cá cơm, cá ngừ, cá nục.

Quân tốt đen trong trận chiến lãnh hải

Hà Nội công bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên những chuỗi đảo mang tên địa phương là Trường Sa và Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam và Trung Quốc mấy trăm km.

Và Hà Nội dùng những ngư dân, ít nhất cũng là sử dụng gián tiếp, để xác định chủ quyền như đã công bố – bác bỏ mọi mưu đồ của Trung Quốc nhằm hạn chế những tàu lưới của Việt Nam, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm của Trung Quốc là một ví dụ.

“Chính phủ ta khuyến khích chúng tôi đánh cá ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì ở đó có nhiều cá và cũng là khu vực đánh bắt của Việt Nam trong nhiều năm nay.” Ông Lê Khuẩn nói với AFP trong ngôi nhà nhỏ của ông trên đảo Lý Sơn.

Các nước trong khu vực đều có chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ để làm giảm áp lực cạn tài nguyên nơi vùng cận duyên, đồng thời gia tăng sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải công bố, một nhân viên cao cấp về ngư nghiệp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói. “Tất nhiên hoạt động trong vùng lãnh hải có tranh chấp nghĩa là phải chạm trán với các nước khác nhiều hơn”

Ông Simon Funge-Smith nói với AFP thêm rằng việc đó cũng làm tăng thêm “áp lực đáng kể” lên khu dự trữ cá của thiên nhiên, đồng thời gia tăng cuộc cạnh tranh giữa những đoàn tàu cá thường là được các chính phủ tài trợ.

Bắc Kinh đã xâm chiếm Hoàng sa, mà họ gọi là Tây Sa theo tiếng Trung Quốc, sau một trận chiến ngắn ngủi với Nam Việt Nam vào năm 1974 .

JPEG - 23.4 kb
Gia đình lo âu khi ngư dân bị bắt- wap.tinngan.vietnam photo

Trung Quốc cũng giành thêm cả chủ quyền quần đảo Trường Sa, đồng thời Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cùng nhau giành chủ quyền một phần hay toàn phần quần đảo này.

Bắc Kinh thì giành trọn vùng biển mà họ coi là lãnh hải lịch sử, bao gồm toàn bộ diện tích biển Đông.

Khu vực này được xem là nơi tàng trữ những trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là vị trí của những ngư trường quan trọng.

Càng ngày càng thêm nhiều tàu ngư chính của Trung Quốc và ngư phủ của đủ mọi quốc tịch ngang dọc trong hải phận biển Đông. Mối căng thẳng về ngoại giao quanh những quần đảo tranh chấp ngày càng gia tăng. Giới quan sát cảnh báo sự leo thang có thể xảy ra.

“Thực sự có nguy cơ… của một hành động quá đáng từ bất cứ bên nào trong hai phía – chẳng hạn như một tàu cá bị một tàu tuần bắn vào” Đó là lời chuyên viên an ninh hàng hải Sam Bateman thuộc Đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore. Ông nói thêm “Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều trở nên có tinh thần quốc gia cao độ khi phản ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ họ công bố.” Tinh thần yêu nước tăng cao cũng sẽ khiến mỗi bên khó lùi bước, trong khi các chính phủ buộc lòng phải ăn miếng trả miếng, người chuyên viên nói thêm.

Ngư dân Philippines cũng than phiền về sự hiếp đáp của những nhân viên Trung Quốc có vũ trang, ở gần đá Scarborough, khoảng 230 km từ bờ biển Philippines.

JPEG - 9.2 kb
Tuần duyên Hàn Quốc bắt tàu Trung Quốc, bắn chết một ngư dân. – giaoduc.net photo

Việc tranh giành chủ quyền đã bùng nổ thành tranh chấp lớn về ngoại giao vào tháng tư, khi Manila lên án ngư dân Trung Quốc đánh bắt những giống hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nơi này. Philippines toan bắt giữ những ngư dân này nhưng đã bị hai tàu ngư chính Trung Quốc chạy tới hiện trường ngăn cản.

Và tháng trước, tuần duyên Nam Hàn cũng bắt giữ 23 ngư dân Trung Quốc ở biển Hoàng Hải sau một cuộc xung đột bằng võ lực khiến một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng.

Bị Trung Quốc bắt là điều đáng sợ nhất.

Cộng đồng ngư dân nhỏ bé ở đảo Lý Sơn như bị trúng phải một cơn choáng khi thấy mình ở ngay trung tâm một vụ tranh chấp quốc tế, chỉ vì đánh bắt cá tôm ở những khu vực mà họ từng hành nghề trong bao nhiêu thế hệ đã qua. Một viên chức địa phưong nói với AFP.

“Ngư dân nơi đây coi vùng đánh bắt Trường Sa và Hoàng Sa như vườn ruộng nhà mình.” Viên chức Phạm Hoàng Linh nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn diễn ra tại một ngôi nhà chính phủ, màu sơn vàng đã tróc, toạ lạc trên hòn đảo, trong lúc loa phóng thanh oang oang một chưong trình tuyên truyền thường nhật của Hà Nội, mỗi ngày phát hai lần.

Ông Linh nói bị Trung Quốc bắt là “nỗi sợ kinh hoàng nhất” của khoảng 3000 gia đình ngư dân trên đảo, vì không có thu nhập nhờ đánh được tôm cá- khoảng 100 đến 200 đô la cho mỗi người sau một chuyến ra khơi – nhiều gia đình đứng trước nguy cơ nghèo đói.

“Chúng tôi gắng tập luyện cho ngư dân của mình tránh đụng chạm. Nhưng chúng tôi đang khai thác vùng đánh bắt cá của chính mình, nên không có lý do gì phải sợ hãi.” Ông Linh, cũng là dân Lý Sơn, nói với AFP như vậy.

Nếu không tìm ra một giải pháp, có vẻ như không thể tránh khỏi những cuộc đối đầu thêm nữa khi người ngư dân Lý Sơn nói họ vẫn phải tiếp tục ra sức khai thác vùng biển tranh chấp.

“Đó là nguồn thu nhập duy nhất của chúng tôi. Đó là lãnh thổ, lãnh hải của chúng tôi – chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền, sẽ tiếp tục đánh bắt hải sản.” Ngư dân Lê Khuẩn kết luận.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.