Đôi suy nghĩ về vấn đề môi trường đang nóng hổi ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin giới thiệu đến quý độc giả Bài tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc trình bày tại Đại Hội Chuyên Gia 2009 tại Oslo, Nauy ngày 23/08/2009. Ban Biên Tập web Việt Tân

— –

JPEG - 21.6 kb
Nhà văn Nguyên Ngọc

Tôi xin cám ơn Ban Tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được tham dự cuộc hội thảo quan trọng và thú vị này. Dù không được trực tiếp nghe hết nội dung các tham luận, song qua tiêu đề và những tóm tắt có được, tôi nghĩ những vấn đề được các diễn giả trình bày đều rất thiết thực và bổ ích, vừa cụ thể, gần gũi với thực tế Việt Nam, vừa có tầm khái quát, sâu sắc và lâu dài, nếu có thể được tiếp tục nghiên cứu và triển khai chắc chắn sẽ là đóng góp không nhỏ cho yêu cầu phát triển bền vững, một yêu cầu nóng bỏng đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay.

Tôi đặc biệt tâm đắc với ý kiến của diễn giả Nguyễn Ngọc Danh quan niệm môi trường không chỉ là cảnh quan tự nhiên, mà rộng hơn và sâu hơn, còn là văn hóa và xã hội, là con người trên tất cả các phương diện và trong tất cả các mối quan hệ của mình, tác động qua lại tất yếu giữa tự nhiên và văn hóa xã hội, nói cho đúng bên nào cũng là quyết định. Tức quan niệm toàn diện về phát triển. Hoặc nói rõ hơn nữa, việc con người và xã hội đặt vấn đề môi trường như thế nào trong phát triển, đặc biệt ở những nước đang phát triển, nhất là những nước đang ở giai đoạn đầu của tình trạng “đang phát triển” ấy. Việt Nam hiện nay chính là đang ở bước đó, cụ thể hơn nữa là đang ở trong tình thế phải ra sức đuổi kịp, không chỉ với thế giới nói chung, mà cả với các nước trong khu vực, ngay chung quanh mình. Trong những giai đoạn đầu và trong thế phải ra sức đuổi kịp như vậy, quả thực có một cân nhắc luôn được đặt ra, thường rất căng thẳng: để khởi động và tạo đà phát triển, lại là phát triển với gia tốc lớn để đuổi bắt, luôn luôn đuổi bắt, có phải cần hy sinh môi trường đến một mức độ nào đó và trong một thời gian nào đó, coi như một cái giá đánh đổi cần thiết? Để rồi, đến một lúc, khi đã đạt được một tầm mức phát triển “đủ sức”, thì sẽ quay lại trả món nợ vay mượn trước của tương lai kia. Tôi xin nói rằng ở trong nước hiện nay đang có không ít ý kiến theo chiều hướng đó, và những ý kiến ấy không phải là hoàn toàn không có những cơ sở nhất định. Hẳn chúng ta biết nhiều nước châu Âu, cả Bắc Âu, đã đạt trình độ phát triển cao hiện nay, cũng từng qua những giai đoạn “hy sinh” như vậy, từng tàn phá rừng đến gần cạn kiệt, rồi sau này đã khôi phục lại tuyệt vời như bây giờ. Liệu Việt Nam có phải đi qua, có nhất thiết phải đi lại con đường ấy không? Tôi nghĩ đây là một câu hỏi không dễ trả lời, cần những phân tích rất tỉnh táo, khách quan, khoa học, và đầy trách nhiệm.

Trước hết, theo tôi, trong thực tế hơn 30 năm qua chúng ta đã đi theo xu hướng “hy sinh” như vừa nói. Tôi xin lấy một dẫn chứng từ một vùng đất mà tôi có biết rõ và gắn bó: Tây Nguyên. Mở tấm bản đồ Việt Nam, và cả bản đồ Đông Dương, ai cũng có thể thấy ngay vị thế đặc biệt của Tây Nguyên: nó nằm gần chính giữa và ở trên cao, là mái nhà của Việt Nam và của toàn Đông Dương, khống chế và chi phối toàn bộ bán đảo này về tất cả các mặt, đặc biệt về môi trường. Mọi tác động dù nhỏ về môi trường ở đây tất yếu gây ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến toàn vùng. Tây Nguyên lại còn có đặc điểm hết sức phong phú về tự nhiên, là vùng rừng giàu nhất và quan trọng nhất Đông Dương với hệ động thực vật hết sức đa dạng, là vùng đất màu mỡ, chiếm đến 60% quỹ đất bazan trong cả nước, đặc biệt thích hợp cho cây công nghiệp, lại giàu tài nguyên khoáng sản; lại đồng thời là quê hương lâu đời của các dân tộc thiểu số có lịch sử bền lâu, có những nền văn hóa độc đáo và đặc sắc – văn hóa theo tất cả các nghĩa sâu xa của nó, chứ không phải chỉ là hình thức lòe loẹt, kỳ lạ (exotique) bên ngoài như người ta thường lầm tưởng, những nền văn hóa chứa đầy sự hiền minh, đặc biệt về mối quan hệ khắng khít, ruột thịt giữa con người và tự nhiên, đã giữ cho các dân tộc ấy tồn tại ổn định, hài hòa, bền vững giữa một thiên nhiên vừa giàu có vừa khắc nghiệt qua hàng nhiều ngìn năm nay -. Người Tây Nguyên không bao giờ coi tự nhiên là “tài nguyên” để cho con người chiếm lĩnh và khai phá, thậm chí coi là môi trường theo nghĩa môi trường tự nhiên như ta vẫn thường hiểu; đối với họ, rừng – mà tự nhiên ở đây tức là rừng – là tất cả, con người là bộ phận, là tế bào không thể tách rời của rừng, là đứa con ruột thịt của rừng, không có rừng thì không có con người và xã hội, mất rừng thì con người tha hóa và xã hội rối loạn. Cũng có thể nói toàn bộ nền triết học, hay minh triết của Tây Nguyên là triết học, minh triết về rừng, hình như chính là nền minh triết mà tòan thế giới đang muốn quay về tìm lại ngày nay sau bao nhiêu bước đi hùng hổ và kiêu căng, khiến con người vừa giàu có hơn vừa ngày càng cô đơn hơn giữa chính sự giàu có đó…

Hơn 30 năm qua, chúng ta đã hoàn toàn không hiểu, không chú ý đến chiều sâu vô cùng quý đó của Tây Nguyên, đã không hiểu được môi trường trong ý nghĩa nhất thiết phải toàn vẹn của nó, môi trường tự nhiên luôn gắn chặt với môi trường văn hóa xã hội, môi trường văn hóa xã hội là nền tảng của môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội bị tổn thương thì môi trường tự nhiên bị tàn phá, và ngược lại, không thể tách rời. Nói một cách có thể nặng lời nhưng không sai, trong hơn 30 năm qua chúng ta đã đến Tây Nguyên với một thái độ thô lỗ, thậm chí hỗn xược, với quan niệm sử dụng vùng đất này cho phát triển, gia tốc phát triển bằng bất cứ giá nào, sẵn sàng hy sinh môi trường ở đây cho phát triển. Kết quả, đã – và nguy thay, đang – tàn phá cái mái nhà này đến dị dạng về tất cả các mặt, tự nhiên, văn hóa, xã hội. Rừng gần như đã bị cạo sạch, những kế hoạch khai khoáng lớn đang được triển khai càng quét nốt rừng, gây ô nhiểm cả một vùng rộng lớn, làm cạn kiệt nguồn nước mà Tây Nguyên đang thiếu, gây xáo trộn xã hội và phức tạp văn hóa… Gần đây lại có tin sắp chuẩn bị hội nghị kêu gọi đầu tư lớn vào Tây Nguyên, thật rất đáng lo sợ…

Theo tôi, tình hình Tây Nguyên như hiện nay, có nguyên do từ đầu. Câu hỏi đặt ra từ đầu, cách đây hơn 30 năm đã không được trả lời đúng: Đối với một vùng đất có vị trí và vai trò đặc biệt trong tồn tại và phát triển bền vững của cả nước như Tây Nguyên, cần chủ trương khai phá là chính hay phát triển đi đôi khắng khít với bảo tồn, bằng bảo tồn là chính? Chúng ta đã chọn vế thứ nhất, và thực tế đã chứng minh chọn lựa đó là không đúng, là nguy hiểm. Tây Nguyên đã bị đẩy vào một tình thế suy thoái và cạn kiệt về mọi mặt, cả tự nhiên lẫn xã hội và văn hóa; chúng ta đang thật sự phá thủng nát cái mái nhà sinh tử của mình.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm gì ở đây? Tôi cho rằng cần nhất thiết dừng lại mọi khai phá ở đây, và thật kiên quyết, kiên định bắt đầu cuộc cứu chữa, khôi phục lại Tây Nguyên như thiên nhiên đã ban cho đất nước ta để mà tồn tại vững bền. Hẳn sẽ vô cùng khó khăn, bởi sự tàn phá đã quá sâu và khá dài, tình hình cả tự nhiên lẫn xã hội đã bị xáo trộn rất phức tạp; rừng của ta lại là rừng nhiệt đới với nhiều tầng, nhiều thảm thực vật xen kẽ và khắng khít, không giống rừng ôn đới. Sự khôi phục ắt phải đòi hỏi nhiều thập kỷ, thậm chí thế kỷ … Nhưng không còn con đường nào khác. Càng để chậm, càng phải trả giá đắt, và rất có thể đã sắp đến cái giới hạn không còn quay lại được nữa. Tức là đã đến lúc báo động đỏ.

Cần nghĩ đến một con đường phát triển khác cho Tây Nguyên, theo tôi lấy đặc điểm ưu thế về sinh thái và văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên làm chỗ mạnh. Những chỗ mạnh ấy đã bị làm sứt mẻ nghiêm trọng, phải ra sức cứu chữa, khôi phục. Và cũng phải biết cái gốc để khôi phục: khôi phục rừng, như nhiều nước đi trước chúng ta hằng trăm năm đã làm. Làm quyết liệt, tập trung, kiên định. Đầu tư lớn cho Tây Nguyên hiện nay và sắp đến nhát thiết phải là đầu tư xanh, đầu tư để khôi phục rừng. Có rừng, giàu rừng trở lại, thì lại sẽ có tất cả.

***

Cách đây vừa đúng 60 năm, năm 1949 Ấn Độ đã giành lại được nền độc lập từ tay đế quốc Anh. Mahatma Gandhi, vị anh hùng của nền độc lập Ấn Độ, đồng thời cũng là một bậc hiền triết lớn, bấy giờ đã đặt câu hỏi: Nước Anh chỉ là một đảo quốc nhỏ, dân số ít, vì sao đã trở nên giàu mạnh đến thế? Ấy là vì Anh đã tiêu xài một nửa tài nguyên của thế giới. Vấn đề của Ấn Độ bây giờ là phát triển theo con đường nào? Nếu chọn con đường phát triển như Anh, thì liệu cần có bao nhiêu trái đất mới đủ cho Ấn Độ? Ngày nay các nhà khoa học đã tính được cụ thể: cần có năm đến bảy trái đất. Con đường phát triển chủ yếu bằng moi móc tài nguyên mà chúng ta đã lầm tưởng là bất tận, là con đường cũ, dở, bế tắc. Tiếc thay, mấy mươi năm nay chúng ta đã đi theo chính con đường đó. Và tất cả chúng ta đều biết hiện nay có một nước còn khổng lồ hơn cả Ấn Độ đang ráo riết muốn thành siêu cường hàng đầu, đang ra sức chiếm đoạt tài nguyên của thế giới, cả ở châu Phi, Mỹ La-tinh, và không hề chừa Việt Nam, và vì tham vọng bá quyền của họ đang tiêu xài tài nguyên của chính họ và của các dân tộc khác, một cách còn hoang dã hơn các đế quốc trước đây nhiều. Bô-xít Tây Nguyên, như vừa qua đang làm xôn xao dư luận trong nước, không nằm ngoài ý đồ bao trùm đó. Không thể tiếp tục tàn phá môi trường, cả tự nhiên và xã hội, văn hóa của ta, cho kế hoạch nguy hiểm ấy.

Tôi xin kết thúc bài nói rất không đầy đủ này của tôi bằng mấy lời ngắn về câu chuyện ấy mà chắc các vị đều đã biết và theo rõi kỹ, để nói rằng cuộc đấu tranh cho một môi trường lành mạnh, bền vững, như bao giờ cũng vậy, là một cuộc đấu tranh xã hội sâu sắc, cần sự hội sức rộng rãi từ nhiều phía khác nhau, mà hội thảo này, tôi tin vậy, là một đóng góp tích cực.

Xin chân thành cám ơn tất cả quý vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.