Ðừng để người ta khinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuần trước, các ngư phủ Việt Nam lại bị tấn công, cướp bóc khi đánh cá ở gần quần đảo Hoàng Sa. Khi họ tìm đường vào trốn bão, lại bị quân đội Trung Quốc ngăn cản. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phải chính thức và công khai phản đối, chứ không đổ cho các “tàu lạ” nữa.

Hành động hiếm hoi này có thể chứng tỏ họ cũng biết phải chứng tỏ có bảo vệ chủ quyền quốc gia; cố tránh không để xảy ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới; nhất là trong khi lòng người dân vẫn đang sôi nổi về cảnh oan ức của gia đình Ðoàn Văn Vươn.

Sau khi đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội nhận được công hàm phản đối, họ đã chối bay chối biến. Họ nói: Lính Trung Quốc không làm gì cả? Vậy thì con ma nào tấn công những người đánh cá Việt Nam? Giống ma nào cướp bóc họ? Bắc Kinh vẫn trở về với kịch bản “tàu lạ!” Chỉ những tàu lạ vô danh đi ăn cướp! Chỉ có những tàu lạ ngăn không cho ngư dân Việt Nam tìm nơi tránh bão! Trước đây “tàu lạ” từng là kịch bản Hà Nội đem ra diễn trên báo đài của đảng nhiều lần. Không ngờ chính Trung Quốc viết kịch bản này!

Nhưng ngay sau đó, ngày Thứ Ba vừa qua, mùng 7 Tháng Ba, một nhóm nhà trí thức văn nghệ họp mặt đón ngày Phụ Nữ Quốc Tế, đã bị công an đến làm khó dễ. Blogger Nguyễn Xuân Diện và nhà văn Nguyễn Tường Thụy bị bắt giữ, đến tối mới được trả về; chỉ cốt làm cho họ không có dịp tham dự cuộc họp mặt. Công an chìm nổi vây cái quán họp mặt. Ngày Phụ Nữ Quốc Tế có cái gì mà làm cho guồng máy công an phải hành động phá rối, đem cả đàn tới canh chừng như vậy?

Một nguyên nhân, như nhiều người tham dự nói, là đảng cộng sản lo ngại trong cuộc họp mặt này, người ta có thể bàn đến các vụ tấn công vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam!

Một mặt gửi công hàm phản đối chiếu lệ. Mặt khác, vẫn ngăn cấm không cho dân bày tỏ thái độ đối với các hành động ăn cướp của nước đồng chí anh em! Một chính quyền hai mặt như vậy làm sao bảo vệ được chủ quyền quốc gia?

Vô tình hỗ trợ cho công tác của công an Hà Nội, nhật báo Quân Ðội Nhân Dân ở Bắc Kinh đã đăng một bài của Thiếu Tướng La Viện (Luo Yuan) với các đề nghị củng cố việc xâm lược vùng biển Ðông của nước ta với luận điệu hung hăng và cụ thể nhất từ trước đến nay.

Tướng La Viện đưa ý kiến phải lập một “đặc khu hành chánh” để quản lý các quần đảo Nam Sa, Tây Sa (tức là Trường Sa, Hoàng Sa của nước ta) cùng với Ðông Sa của họ; và tất cả vùng biển chung quanh. La Viện đề nghị phải gửi thêm quân đội tới các quần đảo này; đưa hải quân đi tuần phòng liên tục; đặt cột mốc đánh dấu chủ quyền và treo cờ chiếm chỗ. Trung Quốc phải khuyến khích ngư dân tới đánh cá ở vùng này, tổ chức du lịch, thăm viếng, yêu cầu các công ty dầu lửa quốc doanh tới đó khai thác dầu. Tất cả các hoạt động đó phải được phổ biến trên báo chí để toàn dân biết và ủng hộ. Chắc ông La Viện cũng biết hiện nay Bắc Kinh đã thiết lập một đài phát thanh mang tên Vịnh Bắc Bộ nhắm vào mục đích tuyên truyền này.

Ông La Viện là ai mà hung hăng như vậy? Về cấp bậc, ông ta chỉ là một thiếu tướng, nhưng cũng đóng vai một nhà nghiên cứu và đang làm giám đốc điều hành của Viện Khoa Học Quân Sự, đồng thời cũng là thành viên Nghị Hội Tham Vấn Chính Trị Quốc Gia. Nhưng La Viện cùng với các ông tướng Dương Nghị và Bành Quang Khiêm đã nổi tiếng về những bài tham luận và lời tuyên bố “diều hâu” được phổ biến trên báo đài và Intrenet ở Trung Quốc.

Khác với chủ trương “che giấu sức mạnh” (thao quang dưỡng hối) trong chính sách đối ngoại được Ðặng Thiểu Bình dặn dò, mấy ông tướng này thường đưa ra những ý kiến đòi bành trướng thế lực quân sự của Trung Quốc và luôn luôn công kích chính sách của Mỹ ở Á Ðông. Tháng Ba năm ngoái, 2011, La Viện đã nói: “Báo chí nước ngoài gọi tôi là diều hâu! Tốt, tôi chấp nhận danh hiệu đó, vì tôi là một chiến binh với con mắt diều hâu và nanh vuốt của diều hâu!” Thái độ diều hâu đó biểu lộ khi ông ta luôn luôn yêu cầu Bắc Kinh phải gia tăng ngân sách quốc phòng. Năm ngoái, Trung Quốc đã tăng số chi phí về quân sự thêm 13%, so với 7.5% năm 2010. Và theo viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Jane, trong ba năm tới Bắc Kinh sẽ tăng ngân sách quân sự với tỷ số trung bình gần 19% mỗi năm.

Ðầu năm 2012, La Viện đã báo động, một lần nữa, về “âm mưu” của Mỹ nhắm bao vây và ngăn chặn không cho Trung Quốc phát triển ảnh hưởng trong vùng Á Ðông. Ông ta nhấn mạnh tới những lời tuyên bố của Tổng Thống Barack Obama tại Inodnesia vào cuối năm 2011, long trọng xác định “Mỹ trở lại vùng này, và sẽ ở lại đây”. Ngoài các căn cứ vẫn đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn, Mỹ đã mở rộng thêm khả năng quân sự ở phía Bắc Australia, và liên minh quân sự với Indonesia. La Viện nói với người Trung Hoa: “Không nên hoảng hốt!” Ngược lại, ông viết, “Trung Quốc phải phản công bằng một chiến dịch hữu nghị với các nước trong vùng, quyến rũ họ đứng ra xa, không rơi vào quỹ đạo của Mỹ.”

Ông La Viện có vẻ ngây thơ khi nghĩ rằng Bắc Kinh có thể quyến rũ các nước Ðông Nam Á bằng cách củng cố sức mạnh trên vùng Lưỡi Bò với đề nghị đặc khu hành chánh của ông ta. Ðứng trước hành động bành trướng đó, chắc chắn các nước Ðông Nam Á phải đoàn kết với nhau để chống lại.

Chính quyền Việt Nam phải biết nhân cơ hội này chính thức lên tiếng phản đối việc báo Quân Ðội Nhân Dân Bắc Kinh đăng các đề nghị của La Viện. Bắc Kinh đã từng phản đối như vậy trước những hành động nhỏ bé hơn trong nước Việt Nam. Mỗi khi một số thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ đến trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội với các biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” thì Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh đã làm ầm lên đòi Hà Nội phải đàn áp dân Việt. Mà đó chỉ là mấy trăm thường dân tự ý biểu tình trong một buổi. Còn bài báo do La Viện viết là của một vị tướng có chức trách lớn trong bộ tham mưu nghiên cứu quốc phòng của Trung Quốc. Bài đó lại được đăng trên tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc; rõ ràng là rất quan trọng, so với một cuộc biểu tình tự động.

Không những phải chính thức phản đối việc phổ biến bài báo trên, chính quyền Việt Nam còn phải biết nhân cơ hội này thể hiện chiến lược trường kỳ là kết hợp các nước lân bang cùng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Việt Nam phải nhân bài báo của La Viện kêu gọi các nước Ðông Nam Á cùng lên tiếng yêu cầu chính phủ Trung Quốc xác định thái độ của họ. Nhân dịp này, các nước Ðông Nam Á sẽ xác nhận một lần nữa là họ hoàn toàn bác bỏ hành động tiếm quyền trên vùng biển mà người Trung Quốc gọi là “Cửu Ðoạn Tuyến” (Ðường Chín Ðoạn). Các nước Ðông Nam Á có thể yêu cầu Trung Quốc phải xóa bỏ đường ranh giới đó trên bản đồ trước khi diễn ra các cuộc thương lượng sắp tới về chủ quyền và quyền lợi kinh tế.

Một chính quyền Việt Nam khôn ngoan cần phải lợi dụng bất cứ cơ hội nào để liên kết với Phi Luật Tân. Malaysia, Indonesia; trong các cuộc thương lượng về các quyền lợi ở biển Ðông. Những đề nghị của La Viện, như tăng cường quân số, đơn phương khai thác dầu khí, được đăng trên tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc, là một lý do đủ mạnh để Việt Nam mở cuộc tấn công ngại giao ngay lập tức.

Một mình nước Việt Nam, phản đối một cách lẻ loi và yếu ớt thì không đủ khả năng bắt buộc giới lãnh đạo ở Bắc Kinh phải chú ý để ra lệnh cho quan chức địa phương và quân lính của họ ngưng tấn công, cướp bóc các ngư phủ nước ta. Càng phản ứng yếu ớt thì càng bị khinh thường! Một chính quyền chỉ lo bảo vệ ngôi vị, quyền lợi của bè đảng, mà đe dọa đàn áp các nhà trí thức yêu nước, ngay cả khi người ta chỉ họp mừng ngày Phụ Nữ, thì chỉ làm trò cười cho cả nước và cả thế giới! Làm vương làm tướng gì cũng không nên để người ta khinh rẻ và chê cười.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.