Hãy câm mồm đi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện làm chấn động dư luận khi một loạt các hãng truyền thông trên thế giới đăng tải tin nói rằng ông Trương Viêm, Đại sứ TQ tại Ấn Độ, khi được hỏi về sự vô lý là lãnh thổ Ấn Độ bị TQ chiếm đóng trái phép lại được “hợp thức” hóa trên bản đồ của phía TQ, đã tức giận đến mức quát vào mặt phóng viên: Hãy câm mồm đi (shut up)!

Chưa bàn về sự “xấu xa, trơ tráo, tham lam và vô giáo dục” (ugly, greedy, impudent and unmanerly) của một trong những bộ mặt tiêu biểu của nền chính trị cao cấp TQ như một cư dân mạng đã bình luận mà hãy tự lắng lại, ngẫm một chút mới chợt vỡ toác ra rằng: Trên khắp trái đất này, những kẻ có quyền lực tham lam, trơ tráo đều muốn cho mọi sự phản biện của người dân (đây là nhà báo) luôn phải nằm im trong cái sọt rác có tên gọi là CÂM MỒM (!).

Nhà cầm quyền TQ muốn cả thế giới câm mồm khi họ xâm lấn, cưỡng đoạt đất đai, lãnh thổ của láng giềng bởi vì họ cho rằng họ có quyền chiếm tất cả những gì có thể chiếm được, miễn là những người cầm quyền ở các nước lân bang biết cách để câm mồm.

Câm mồm là một từ ngữ giản dị nhưng có nội hàm đa nghĩa và rất sâu: Im lặng trước mọi sự ngang ngược, tung hô tình “hữu nghị” chưa có bao giờ là cách khác của sự câm mồm đáng khen; cho rằng mọi sự chầy bửa khi vừa ăn cướp vừa la làng vẫn được coi là tình cảm có ý nghĩa tương tự như “tài sản vô giá” là sự câm mồm đáng phải được vinh thưởng bằng mọi thứ; ra luật nhà văn để mọi nhà văn viết y chang như tuyên huấn muốn, là sự câm mồm của mọi tính sáng tạo và tỉnh thức của tư duy; lạm phát như ngựa phi nhưng nói rằng đang có chiều hướng ổn định và kiểm soát được là sự câm mồm của dối trá; sai trái, lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng ở khắp nơi nhưng mặc nhiên bị quy về “một số”, “hiện tượng” là sự câm mồm của a dua, nịnh hót, đớn hèn…

Xem ra, để giải mã, định nghĩa đúng và đủ mọi chiều kích của hai chữ câm mồm thì có lẽ từ ngữ tiếng Việt hiện nay hoàn toàn bất lực. Điều hiển nhiên chính xác của nhận định này là hầu hết những điều cần nói, phải nói đã và đang trong tình trạng phải câm mồm hoặc tự câm mồm…

Phải chăng, “ổn định” và “hài hòa bền vững” cũng là một cách hiểu khác của câm mồm? Chỉ biết một cách chắc chắn rằng sóng ngầm cũng là dạng câm mồm khác của biển cả; sự vần vũ của mây đen mịt mờ là thông điệp rõ ràng về sự câm mồm – sắp “phát biểu” của bầu trời tự do và, những ánh mắt câm lặng, uất ức của hàng triệu con người là sự câm mồm của bão tố tự trái tim người…

Huế, 5.11.2011

H.V.T.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.