Lm Nguyễn Văn Lý, NV Trần Khải Thanh Thủy Và Ls Lê Thị Công Nhân Được Bầu Là Hội Viên Danh Dự Văn Bút Quốc Tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 64.9 kb

Năm 2007 là năm mà nhà cầm quyền Việt cộng đã tiến hành một chiến dịch trấn áp nghiêm trọng nhứt từ 20 năm qua. Năm 2007 cũng là năm mà Uỷ Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp vả cầm tù đã nhiều lần lên án và phản đối những vụ giam cầm độc đoán và tuyên phạt tù bất công, phi pháp đối với các nhà văn, luật gia và dân chủ đối kháng tranh đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Bản Quyết Nghị về Việt Nam được Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ở Dakar-Sénégal đồng thanh thông qua phản ảnh đậm nét bản chất dối trá và tàn ác của một chế độ độc tài chuyên chính. Năm 2007 là năm mà nhiều phụ nữ Việt Nam dũng cảm đương đầu với bạo lực cường quyền. Dù đa số còn vô danh đối với truyền thông đại chúng quốc tế, cũng có vài người được nói đến, như bà Bùi Kim Thành, bà Trần Khải Thanh Thủy, bà Dương Th ị Xuân, bà Lê Thị Công Nhân… Bà Trần Khải Thanh Thủy là một trong ba nhà văn nữ được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương nhân Ngày Phụ Nữ Thế Giới. Cùng một tình cảnh với bà Trần Khải Thanh Thủy là nhà báo tranh đấu cho Nhân Quyền Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, bị bắt ngày 22 tháng giêng năm 2007 và nhà báo Serkalem Fasil, nước Éthiopie, bị nhốt từ tháng 11 năm 2005 sau khi sinh một bé trai tháng 6 năm 2005 tại bệnh viện cảnh sát.

Năm 2007 cũng là năm mà ba tù nhân ngôn luận Việt Nam được công nhận là hội viên danh dự Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới. Sự việc đã diễn ra ngay sau khi nhà báo Nguyễn Vũ Bình rời trại tù nhờ áp lực quốc tế. Chiều thứ hai 11 tháng 6 năm 2007, văn hữu Derek Whitehead, thay mặt Uỷ ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù Văn Bút Sydney báo cho thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt biết rằng linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được bầu làm hội viên danh dự.

JPEG - 39.4 kb

Nhắc lại, bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế ngày 30 tháng 3 năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị nhốt ở trại K1, Ba Sao Nam Hà , huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Đến chiều thứ hai 10 tháng 9 năm 2007, Uỷ ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù từ Luân Đốn gởi điện thư báo tin nhà văn Trần Khải Thanh Thủy sẽ là hội viên danh dự Văn Bút Anh. Và Uỷ ban muốn hỏi ý kiến về việc sử dụng một đị a chỉ chính xác để hy vọng bưu thư thông báo có thể tới được với tân hội viên danh dự đang bị cô lập trong vòng lao lý. Thật vậy, bà Trần Khải Thanh Thủy bị nhốt không xét xử ở trại B14, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì , Hà Nội từ ngày 21 tháng 4 năm 2007. Tưởng nên nhắc rằng Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng là hội viên danh dự của Văn Bút Anh và ba Trung tâm Văn Bút Pháp, Đan Mạch và Sydney. Nữ văn hữu Lucy Popescu, Giám đốc mãn nhiệm Chương Trình Uỷ ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù là một bạn đồng nghiệp hết lòng ủng hộ chính nghĩa và cuộc tranh đấu của nhà văn Việt Nam. Tân Giám đốc, nhà văn nữ Ophelia Field cũng có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lãnh vực nhân quyền và chú trọng về sự bảo vệ quyền tự do diễn đạt tư tưởng.

JPEG - 5.7 kb

Rồi cuối tuần vừa qua, luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn viên đảng Thăng Tiến và thành viên Khối 8406, trở thành hội viên danh dự Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại vào Ngày Văn Bút Quốc Tế Đoàn Kết với Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù. Nhà trí thức trẻ tuổi dấn thân cho Tự Do Dân Chủ và Công Bình Xã Hội bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11 tháng 5 năm 2007. Bà đang bị nhốt ở trại giam Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ở Thụy Sĩ, Ngày Văn Bút Quốc Tế Đoàn Kết với Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù đã được phối hợp luân phiên tổ chức tại thành phố Zurich (vùng Đức Thoại) hôm 14 tháng 11, tại Lugano (vùng Ý Thoại và Reto-romanche) hôm 15 tháng 11 và tại Genève (vùng Pháp Thoại) hôm 16 tháng 11 năm 2007. Riêng tại Genève, ngoài các văn hữu thuộc ba Trung tâm Thụy Sĩ còn có sự tham gia hỗ trợ của Hội Nhà Văn Genève và Thư viện thành phố. Theo chương trình buổi chiều ngày 16 tháng 11, nối tiếp phần thuyết trình của nhà văn Algérie Mohamed Benmebkhout, bút hiệu Hanid Skif, sống lưu vong tại nước Đức, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã tường trình về tình trạng trấn áp nhà văn tại Việt Nam và đọc thư cám ơn bạn hữu Văn Bút Quốc Tế của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, hội viên danh dự các Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Sydney và Thụy Sĩ Pháp Thoại. Sau đó, ông nói về trường hợp luật sư Lê Thị Công Nhân. Ông giới thiệu tiểu sử một người phụ nữ Việt Nam tài đức, vì thật lòng yêu đất nước thương đồng bào mà đã bị đày đọa nghiệt ngã bởi phán quyết của một thứ ‘’tòa án nhân dân’’ tồi tệ không kém hoặc hơn cả thời kỳ thực dân đô hộ (bị Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo là những ‘’vụ án rập khuôn thời đại Staline’’). Theo đề nghị của nhà thơ Việt Nam tị nạn cộng sản, Ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại quyết định trao tặng bà Lê Thị Công Nhân danh hiệu hội viên danh dự. Quyết định này sẽ được gởi để thông tri bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ cũng như Văn Bút Quốc Tế.

Genève ngày 23 tháng 11 năm 2007

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.