Ngưng Ngay Đàn Áp tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 16 tháng 10, 2017

Một liên minh nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam đang hiệp lực kêu gọi NGƯNG NGAY ĐÀN ÁP tại Việt Nam.

Việt Nam đang phải đối diện với một cuộc đàn áp chính trị rộng lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hay lưu đày ít nhất 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa. Nhà cầm quyền đã tiến hành một loạt các vụ xử án dối trá để áp đặt những án tù dài hạn với các nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền như bà Trần Thị Nga, anh Nguyễn Văn Oai và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Một trong những người tiêu biểu nhất trong giới đấu tranh tại Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị cầm tù suốt gần hai năm qua mà không hề bị xét xử.

Nhà cầm quyền Hà Nội dùng những điều luật an ninh quốc gia (đặc biệt là Điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam) để biện minh cho việc trù dập quyền tự do ngôn luận và các hoạt động ôn hòa. Nhà nước đã tấn công mạng xã hội, sử dụng chiêu bài ngăn chặn “tin giả” để biện hộ cho việc kiểm duyệt mạng Internet. Nhà nước Việt Nam luôn áp dụng những chiêu thức từ gây khó khăn, sách nhiễu, đến bắt bớ, xét xử tuyên án trái pháp luật nhằm đàn áp và bịt miệng những tiếng nói phản kháng.

Cuộc đàn áp này vi phạm luật pháp quốc tế, gây thiệt hại cho hình ảnh một quốc gia Việt Nam đang hiện đại hóa, và cản trở sự phát triển của đất nước.

#StopTheCrackdownVN là một liên minh của các tổ chức Việt Nam và quốc tế cổ xuý cho quyền tự do phát biểu, tự do thông tin và bảo vệ quyền con người. Qua cuộc vận động kéo dài, tập trung đặc biệt vào các trường hợp của các nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ từ đầu năm 2017, chúng tôi mong muốn:

  • Tạo sự quan tâm sâu rộng để lên án việc đàn áp hiện nay tại Việt Nam
  • Hỗ trợ tài chánh, pháp lý và tinh thần cho các nhà hoạt động đang bị bắt giữ và cho gia đình họ
  • Dùng các biện pháp và luật lệ hiện hành nhằm gia tăng các áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền Hà Nội, đòi hỏi phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị.

Hãy tham gia với chúng tôi!

Ký tên,

Hội Bầu Bí Tương Thân
Hội Anh Em Dân Chủ
Chấn Hưng Nước Việt
Defend the Defenders
English PEN
Lawyers for Lawyers
Lawyers’ Rights Watch Canada
Reporters Without Borders
Phong Trào Lao Động Việt
Việt Tân

PDF - 1.1 Mb
Stop-the-Crackdown-in-Vietnam-VN.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái), thăm Nhật hôm 9/2, được Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đón tiếp. Philippines ngày càng gần Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn vì cách hành xử nói một đằng làm một nẻo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Kimimasa Mayama – Pool/ Getty Images

Tập Cận Bình nên tự trách mình

Các nước củng cố mối liên kết an ninh để đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc, hình thành một thế trận mới ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm Nhật kéo dài năm ngày của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, hồi giữa Tháng Hai đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Manila.

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Ủy ban EU điều trần về việc thực thi công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình VN

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu