Sau Miến Điện, ngọn gió dân chủ đang đến Venezuela

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào những ngày cuối năm 2015, nhân loại đã đón nhận hai chiến thắng ngoạn mục của làn sóng dân chủ hóa Miến Điện ở Á Châu và Venezuela ở Nam Mỹ.

Nếu cuộc bầu cử quốc hội Miến vào ngày 8/11 đưa đến sự chiến thắng áp đảo của đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo sau 25 năm tranh đấu dưới chế độ quân phiệt Miến từ năm 1990, thì một tháng sau, sự chiến thắng của Liên minh chính trị đối lập Venezuela chiếm 99 ghế/167 ghế trong cuộc bầu cử quốc hội hôm mồng 6/12 đã khởi đầu một trang sử mới, sau 16 năm đắm chìm trong chủ nghĩa cộng sản thoái hóa tại đây.

Venezuela từng là thuộc địa của Tây Ban Nha từ thế kỷ 14. Nước này chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1821 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Simon Bolivar.

Những thăng trầm của Venezuela

Giống như Miến Điện, Venezuela trong suốt thế kỷ 19 và 20 đã chìm đắm trong những cuộc khủng hoảng chính trị dưới sự khống chế của tập đoàn quân phiệt. Giữa thế kỷ 20, các tướng lãnh quân đội đã chấp nhận một số cải cách ôn hòa và thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau khi nhà độc tài Juan Vicente Goméz qua đời vào năm 1935, phong trào dân chủ Venezuela bộc phát đã loại được quyền lực của phe quân phiệt bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào năm 1958.

Nhưng đến năm 1980, do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, nhất là giá dầu thô tụt giảm nặng khiến nền kinh tế Venezuela rơi vào khủng hoảng. Đời sống người dân Venezuela đã rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn khi đồng tiền liên tục bị mất giá, lạm phát gia tăng.

Khủng hoảng kinh tế kéo theo những khủng hoảng chính trị thể hiện qua hai cuộc đảo chánh xảy ra trong năm 1992 do tướng Hugo Chávez cầm đầu. Mặc dù đảo chánh thất bại, nhưng tướng Chávez đã thành lập được Phong trào cộng hòa thứ 5 phái tả, đưa ra khẩu hiệu cứu giúp dân nghèo theo đường lối xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc bầu cử vào năm 1998, Tướng Chávez lập ra đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất (United Socicalist Party of Venezuela (PSUV) và đã thắng cử, lên làm Tổng thống Venezuela từ năm 1999 đến khi qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3/2013.

Chính quyền Hugo Chávez

Chủ trương của Tướng Hugo Chávez là chống lại chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh, đặc biệt là chọn chính sách đối đầu lại với Hoa Kỳ. Tướng Chávez thiết lập liên minh với các quốc gia khuynh tả, thân cộng tại Nam Mỹ như Fidel Castro của Cuba, Evo Morales tại Bolivia, Rafael Correa tại Ecuador và Daniel Ortega tại Nicaragua.

Do đường lối khuynh tả này mà tướng Chávez gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập. Năm 2002, phe đối lập tại Venezuela tiến hành một cuộc đảo chính, nhưng thất bại. Bạo loạn và đình công đã khiến nền kinh tế Venezuela một lần nữa rơi vào khủng hoảng, nặng nề nhất là vào năm 2003.

Đến năm 2004, Tướng Hugo Chávez may mắn vượt qua cuộc trưng cầu ý dân về việc bãi nhiệm tổng thống với tỉ lệ 59%. Tuy tiếp tục cầm quyền nhưng từ thời điểm này trở đi, với chính sách khuynh tả, kiểm soát thị trường, đã làm cho tình hình kinh tế của Venezuela ngày càng rơi vào trì trệ và lạm phát bắt đầu gia tăng từ 15% lên đến 29% mà chính phủ không thể kiềm chế.

Đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát lên đến đỉnh điểm 35%, khiến cho chính quyền Venezuela phải tung ra chính sách trợ giá các mặt hàng lương thực và xăng dầu. Lực lượng đối lập hoạt động mạnh với phong trào đòi Tướng Chávez từ chức.

Để khỏa lấp những chỉ trích của phe đối lập, ông Chávez đã đổ hàng tỷ Mỹ Kim thu được qua dịch vụ bán dầu thô để tung ra nhiều chương trình cứu giúp người nghèo, nhờ vậy mà ông Chávez đã sống sót được trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2012-2019.

Chiến thắng của Hugo Chávez đã dập tắt cơ hội tốt nhất của phe đối lập để chấm dứt 14 năm đường lối khuynh tả, chống Mỹ mà ông Chávez đã theo đuổi. Nhưng điều bất hạnh cho ông Chávez, mà có lẽ cũng là điều may mắn cho dân tộc Venezuela, là – tuy đã phát hiện bệnh ung thư từ rất sớm (2011) và đã nhờ bác sĩ Cuba chữa trị – nhưng ông Chávez đã không thoát khỏi luật sinh tử, mất vào tháng 3/2013, lúc 58 tuổi.

Chính quyền Nicolás Maduro

Ba ngày sau khi cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 10/10/2012, Tổng thống Hugo Chávez đã đề cử ông Nicolas Maduro làm Phó tổng thống kiêm bộ trưởng ngoại giao.

Nicolás Maduro là người hoạt động sát cánh với Hugo Chávez và là đồng sáng lập ra Phong trào cộng hòa thứ 5 cánh tả. Nhưng thành tựu chính trị lớn nhất của ông Maduro là đã cứu ông Hugo Chávez ra khỏi nhà tù sau cuộc đảo chánh thất bại năm 1992, và chính nhờ ơn này mà Chávez đã đưa ông Maduro thay thế mình khi biết mang bệnh ung thư.

Sau khi Chávez qua đời, ông Nicolás Maduro lên làm quyền Tổng thống để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau 2014. Nhờ sự hậu thuẫn của những người từng ủng hộ Tướng Hugo Chávez, ông Nicolás Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela vào ngày 12/4/2014 với 50,7% số phiếu bầu so với 49,1% số phiếu của ứng cử viên đối lập Henrique Capriles.

Mặc dù tiếp tục nắm quyền nhưng Tổng thống Nicolás Maduro và đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Venezuela đã không còn hưởng được những ưu thế như dưới thời cố Tổng thống Hugo Chávez.

Đó là giá dầu thô từ 100 Mỹ Kim/thùng xuống còn 50 Mỹ Kim/thùng trong năm 2015, khiến cho chính phủ hết tiền để hỗ trợ cho người nghèo hầu kiếm phiếu ủng hộ. Song song, phong trào khuynh tả ở Nam Mỹ đã bắt đầu tàn lụi sau khi Cuba chính thức nối lại bang giao với Hoa Kỳ vào giữa năm 2015, khiến cho chủ nghĩa Bolivar và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 do Chávez cổ xúy mất chỗ đứng.

Tình hình nói trên đã đẩy toàn thể đất nước Venezuela rơi vào nguy cơ vỡ nợ. Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.

Đối lập thắng cử quốc hội

Hiện nay, Tổng thống Nicolás Maduro, chủ tịch đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Venezuela điều hành chính phủ Venezuela cho đến năm 2020 mới bầu lại; nhưng đảng này sẽ không thể độc chiếm quyền lực như quá khứ vì sẽ bị quốc hội phủ quyết do sự kiểm soát đa số của Liên minh các đảng phái đối lập Venezuela chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này.

Nói cách khác là phe đối lập Venezuela chưa có thể lật sang trang lịch sử thay đổi toàn diện tình hình chính trị Venezuela ở cuộc bầu cử lần này; nhưng sự thắng lớn của phe đối lập ở quốc hội đã tạo nên hai thành tích quan trọng.

Thứ nhất là chấm dứt thời kỳ kiểm soát toàn diện của lực lượng khuynh tả mang màu sắc xã hội chủ nghĩa trên đất nước Venezuela, lẫn sự chủ đạo của khuynh hướng này trên toàn Nam Mỹ.

Thứ hai là giúp cho phe đối lập Venezuela tự tin và đoàn kết hơn để giành chiến thắng trong những cuộc bầu cử tới.

Lực lượng đối lập tại Venezuela rất đa dạng, tập hợp của hơn 50 tổ chức, đảng phái mang nhiều sắc thái từ hữu sang tả, môi trường, tôn giáo, lao động, trong một liên minh tiếng Tây Ban Nha gọi là Mesa de la Unidad Democrática (MUD), và đã hoạt động từ năm 2009.

Trước cuộc bầu cử quốc hội 2010, MUD chỉ chiếm được 67 ghế /167 ghế nên đã không tạo được những áp lực lớn lên chính quyền Maduro. Vì thế lần bầu cử này, khi MUD chiếm được 112 ghế, chiếm 2/3 quốc hội, chắc chắn sẽ từng bước tạo những thay đổi chính trị tại Venezuela.

Đặc biệt là với nguy cơ vỡ nợ như hiện nay của chính quyền Maduro có thể phe đối lập sẽ áp lực để tổ chức bầu cử Tổng thống sớm hơn hầu giúp cho người dân Venezuela có những chọn lựa tốt hơn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.