Suy niệm về sự Thống Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lịch sử các quốc gia vẫn thường sử dụng khái niệm Thống nhất để chỉ việc chấm dứt sự chia cách đất nước, thu giang sơn về một mối. Sự nhất thống phải đảm bảo bằng độc lập dân tộc và vẹn toàn lãnh thổ. Đó là về hình thức, còn bản chất của nó mới là điều thiết yếu và quan trọng nhất: Thống nhất cho ai, và để làm gì? Thông thường thì sự thống nhất mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho người dân. Nhưng cũng có những kiểu thống nhất chỉ dành riêng cho một đảng phái (sự thắng lợi của một đảng phái), để rồi sau đó họ thiết lập chế độ độc tài toàn trị lên toàn bộ lãnh thổ đất nước. Đó là trường hợp của đất nước Việt Nam chúng ta.

Sự thống nhất đó thì không ai mong muốn (ngoại trừ đảng cầm quyền), rằng đó thực sự là bi kịch cho đất nước và dân tộc. Khái niệm thống nhất và độc lập đã bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của một đảng cầm quyền, chính xác hơn là một nhóm lợi ích thiểu số. Khái niệm nhân dân đã bị đánh tráo để biện minh cho chế độ độc tài. Nói cách khác, họ đã nhân danh nhân dân để cướp đi tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Ngày 30/4/1975, chế độ Cộng Sản miền Bắc Việt Nam đã cưỡng chiếm miền Nam để “thống nhất” đất nước. Điều mà họ gọi là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Họ tung hô rằng đó là một thắng lợi vĩ đại, là minh chứng hùng hồn cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hàng triệu người miền Nam đã phải vượt biên, vượt biển để chạy trốn chế độ Cộng Sản lúc này lên nắm quyền. Họ trốn chạy cái gọi là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà Cộng Sản sắp áp đặt lên toàn bộ miền Nam.

Sự thật là miền Nam tự do đã bị thất thủ, chế độ độc tài Cộng Sản giành được chiến thắng sau 20 năm tiến hành chiến tranh bằng xương máu của nhân dân. Từ lúc này, cả đất nước chìm trong bóng đêm của mùa đông băng giá. Nhưng người Cộng Sản lại gọi đó là mùa xuân dân tộc, hẳn mọi người không quên được bài hát “Mùa xuân trên Tp. HCM”, ca ngợi về chiến thắng ngày 30/4 này. Trong bài hát có đoạn “…đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời…”. Về hình thức là vậy, còn nội dung thì sau khi thống nhất đất nước, đảng Cộng Sản thiết lập một xã hội mang định kiến giai cấp và ý thức hệ nặng nề. Nền tảng pháp luật và xã hội lúc này bị lung lay nghiêm trọng. Họ tiến hành cải tạo tư bản ở Miền Nam, xây dựng một nền kinh tế chỉ đạo tự cung tự cấp. Người ta nói rằng “Trước giải phóng thì Hà Nội phải mất 50 năm mới tiến kịp Sài Gòn, sau giải phóng thì chỉ mất 3 năm là Sài Gòn đã bằng Hà Nội”. Vậy là đất nước đã thực sự quay trở về thời kỳ đồ đá bởi sự chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản.

Giới sử gia nói rằng: Đó là chiến thắng của sự dã man, ngu dốt đối với một chế độ dân chủ văn minh.

Thời gian dần trôi, người Việt cả trong và ngoài nước đã có đủ dữ kiện để đánh giá chính xác vấn đề. Rằng đó không phải là sự thống nhất đất nước như Cộng Sản vẫn hằng tuyên truyền, mà là sự cưỡng chiếm miền Nam tự do. Nhưng bản chất của người Cộng Sản là không bao giờ chịu nhìn nhận sai lầm. Do đó, chúng ta hãy lấy cho họ một ví dụ thuyết phục để minh chứng. Điều này là rất cần thiết, vì nó đập tan cái luận điệu sai trái của người Cộng Sản, và khai mở những hiểu biết đúng đắn cho người dân. Trước năm 1975, hoàn cảnh Việt Nam chúng ta giống hệt như đất nước Triều Tiên bây giờ (nếu không muốn nói là bản sao). Triều tiên bị chia cách thành hai miền với hai chế độ chính trị rõ rệt. Chế độ độc tài Cộng Sản ở miền Bắc (Bắc Hàn), và chế độ tự do dân chủ ở miền Nam (Nam Hàn). Với tính ưu Việt của chế độ tự do dân chủ, Nam Hàn đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, người dân sống trong tự do và văn minh. Ngược lại, Bắc Hàn chìm đắm trong đói nghèo lạc hậu và mất nhân quyền, chỉ có lãnh tụ của họ là lúc nào cũng vĩ đại, anh minh và sáng suốt. Sự thực là như vậy, nhưng nếu Bắc Hàn chiến thắng Nam Hàn để thống nhất đất nước thì điều gì xảy ra, chắc mọi người cũng đã đoán được. Đó sẽ là một kịch bản như ở Việt Nam chúng ta: Cả đất nước tức thì tràn ngập những bài hát ca ngợi lãnh tụ và đảng Cộng Sản, tượng cố lãnh tụ Kim Nhật Thành sẽ được dựng khắp đất nước. Cả nước tiến lên chủ nghĩa độc tài. Hệt như Việt Nam chúng ta vậy, thưa quý vị. Do đó mà cả nhân loại không ai mong muốn kịch bản đó xẩy ra, chỉ mong cho chế độ độc tài Cộng Sản Bắc Hàn nhanh chóng sụp đổ để người dân được giải thoát.

Thống nhất là một khái niệm đối lập với sự phân chia. Nhưng thống nhất trong hạnh phúc, tự do thì mới là điều mong muốn của con người. Thống nhất để vươn tới văn minh tiến bộ, đó mới là mục đích của nhân loại. Chúng ta cực lực phản đối việc lợi dụng khái niệm thống nhất để phục vụ cho mục đích xấu xa, lừa dối và áp đặt những giá trị phi nhân lên dân tộc như đảng Cộng Sản đã làm.

Đảng Cộng Sản hằng năm vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ ngày 30/4 như là một chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như là sự giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Đó chính là hành động để che lấp đi sự sai trái và phi nhân của họ đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.

20.4.2013

Nguồn: Diễn Đàn CTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.