Tâm tình gửi đến các chị Thủy, Nhân và Nghiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi các chị,

Hiện tại em đang ở Sydney, một nơi xa xôi với Việt Nam. Nhưng em luôn nhớ quê hương và mong có thể làm gì đó cho quê hương mình. Ở đâu đó trên đất nước Viêt nam mình luôn có những hình ảnh của những người dân cực khổ, những người nghèo không đủ ăn và những đứa trẻ đang khao khát đươc cắp sách tới trường. Nhưng tưởng một nền kinh tế mở cửa va sự hỗ trợ của các nước bạn, nước Việt Nam phải có nhiều đổi mới và phát triển hơn. Thế nhưng không ít những chuyện không thể tượng của một bộ phận lãnh đạo đã lấy đi của những người nghèo cái mà họ đáng được hưởng. Nghe những chuyện thương tâm của cai chết của người mẹ, người cha, trụ cột trong gia đình hay của những em bé còn quá nhỏ vì do công trình không đủ chất lượng, vì tiền đầu tư đã bị rút bòn. Vì thế, sự dũng cảm đứng lên đấu tranh của các chị đã làm em rất khâm phục. Các chị làm em tin tưởng rằng đất nước Việt Nam vẫn có những người con hiếu với dân như thế, khi mà hiện nay, có nhiều người biết những chuyện nghịch lý, bất công, họ cũng thuong tâm nhưng rồi cũng không dám lên tiếng, thờ ơ sống cho yên thân. Điều đó đã đủ để thấy sự hi sinh cao cả của các chị cho nhân quyền, tự do của nhân dân Viet nam. Cám ơn các chị rất nhiều vì điều đó.

Gửi chị Lê Thị Công Nhân,

Khi nghe về câu chuyện của chị, em đã bắt đầu tìm hiểu thêm tại sao moat người phụ nữ nhỏ bé, bình thường như bao phụ nữ khác lại có thể đầy mạnh mẽ đứng lên vì nhân quyền và phát ngôn cho một Đảng. Em cũng đã từng nghĩ Đảng CSVN la đảng duy nhất nhưng ho lại có quá nhiều quyền lực thao túng, lam những đứa con (4C: con ông cháu cha) ngày càng giàu hơn, con người dân nghèo thì càng nghèo hơn. Thiết nghĩ, can có một Đảng đúng nghĩa cho dân va vì dân hơn. Em rất ủng hộ chị và một Đảng mới. Nghe tin chị đã bị đối xử rất tệ ở trong tù, em hi vọng sức khoẻ của chị đã khoẻ hơn nhiều khi được đoàn tụ với gia đình.

Gửi chị Phạm Thanh Nghiên,

Em là một người con của Hà Nội, và cũng từng chứng kiến những người dân nghèo xếp hàng dài biểu tình ở cổng văn phòng chính phủ, gần lăng Bác. Lúc đó, chỉ là một cô bé còn ngây thơ, chỉ là tò mò thấy sao mà nhiều người quá. Nhưng rồi, khi đã trưởng thành thì cái thắc mắc lại lớn hơn, phải chăng Đảng lãnh đạo đã không làm tròn trách nhiệm lo cho dân khiến họ phải lên tận Hà Nội để đấu tranh cho họ? Có thể nói chị là nhà đấu tranh dân chủ rất dũng cảm. Em rất phẫn nộ khi chị va gia đình của chị bi đàn áp cùng với bản án của chị. Em luôn chúc chị và gia đình mạnh khoẻ, và công lý mau chóng đến với chị.

Gửi chị Trần Khải Thanh Thuỷ,

Từ nhỏ, em đã rất mong mình trở thành một nhà báo như chị. Chị là một nhà báo có tâm với dân với nước. Thiết nghĩ, can có những người dũng cảm như chị, dùng ngòi bút sắc bén lên tiếng chỉ trích Chính phủ đương thời. Cái chính phủ đã chỉ biết đối xử bất công, tàn tệ với chị va gia đình chỉ để che mắt, trừng phạt những người đứng lên như chị. Thật không thể biết nói gì để chia sẻ những gì mà chị phải chịu đựng. Nhưng em xin chị luôn đứng vững và có thể dùng ngòi bút lột rõ bộ mặt thối nát của một bộ phận không nhỏ trong chính phu , và cũng là để cho những người con có hiếu của Viet nam hiểu rõ hơn. Cám ơn chị và mong chị luôn giữ sức khoẻ.

Một lần nữa, em xin chuc các chị và gia đình nhiều sức khoẻ, vững tin khi luôn có những người con xa quê hương ủng hộ các chị.

Em gái

Linh Linh
06/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.