Tràng pháo tay cho Canada

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tuần lễ đầu của tháng 8, chính quyền Saudi Arabia ra lệnh cho các sinh viên Saudi đang du học tại Canada có đúng 4 tuần để thu xếp rời Canada, trở về lại Saudi. Hơn thế nữa, chính quyền Saudi Arabia tuyên bố đình chỉ các chương trình học bổng, tài trợ của Saudi tại Canada, có thể ảnh hưởng đến 15 nghìn sinh viên đang học tại đây.

Động thái quyết liệt này chỉ là một trong nhiều biện pháp mà chính quyền Saudi Arabia đang làm đối với cuộc xung đột ngoại giao đang diễn ra với Canada. Sự việc bắt đầu từ khi bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Canada, Chrystia Freeland, gửi ra một tweet, “Canada quan tâm nghiêm trọng về việc bắt giữ thêm các nhà hoạt động xã hội dân sự và quyền phụ nữ tại Saudi Arabia, trong đó có bà Samar Badawi. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Saudi thả ngay lập tức họ và những nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa khác.”

Bà Samar Badawi là em gái của ông Raif Badawi, một nhà hoạt động nhân quyền Saudi bị kết án tù 10 năm vào năm 2014 về tội cáo buộc là xúc phạm đến Hồi giáo. Gia đình ông phải trốn chạy tỵ nạn sang Canada và nay là công dân của nước này. Riêng bà Samar Badawi từng được trao giải Phụ Nữ Can Đảm trên Thế Giới vào năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời ông Obama.

Chính quyền Saudi nhảy xổm lên như đụng phải ổ kiến lửa. Họ cáo buộc Canada là can thiệp vào nội tình của vương quốc Saudi, là vi phạm chủ quyền của vương quốc Saudi. Họ triệu hồi đại sứ Saudi tại Canada, ra lệnh cho đại sứ Canada tại Saudi phải rời trong vòng 24 tiếng. Cạnh đó chính quyền Saudi đông lạnh các thỏa thuận về đầu tư và kinh doanh mới ký kết với Canada. Saudi ngừng không gửi bệnh nhân qua Canada chữa bệnh nữa, và dự tính sẽ đưa các bệnh nhân đang điều trị tại Canada qua xứ khác.

Phản ứng của chính quyền Saudi Arabia khiến thế giới ngỡ ngàng. Việc lên tiếng về nhân quyền của các chính quyền phương Tây, kể cả Canada, là chuyện rất bình thường. Các nước bị chỉ trích thì ậm ừ cho qua chuyện cho đến khi nào bị áp lực quá thì mới nhượng bộ.

Tại vương quốc Saudi Arabia hiện nay quyền lực đang nằm trong tay Hoàng Thái Tử Mohammed bin Salman, người sẽ kế vị vua cha. Trong giai đoạn chuẩn bị nắm quyền Thái tử Salman có nhiều biện pháp để thanh trừng tham nhũng trong giới hoàng gia, hoặc để thanh trừng nội bộ, tùy theo góc nhìn. Ông cũng có một số biện pháp cải tổ được hoan nghênh như cho phép phụ nữ được quyền lái xe.

Tuy nhiên cũng như tất cả các nhà độc tài với quyền sinh sát trong tay, khó ai chịu nổi những phê bình chỉ trích. Báo chí tại vương quốc Saudi Arabia thì dĩ nhiên chỉ ca tụng thái tử Salman nào là sáng suốt, nào là anh minh. Không quen bị chỉ trích, thái tử Salman bực tức với lời tweet của Ngoại Trưởng Canada cũng như khó chịu với chỉ trích của báo giới Canada về một số việc khác liên quan đến thỏa thuận bán vũ khí cho Saudi. Hình ảnh mới về Saudi Arabia mà thái tử Salman muốn tạo dựng đối với thế giới bị nhạt nhòa qua đêm.

Còn phản ứng của Canada thì sao? Bộ Ngoại Giao Canada lên tiếng, “Canada sẽ luôn luôn lên tiếng để bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ và tự do ngôn luận khắp thế giới. Chính quyền chúng tôi sẽ không bao giờ ngần ngại trong việc xiển dương các giá trị này và tin rằng đối thoại đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao quốc tế.”

Trong khi Hoa Kỳ thời ông Trump dường như lạnh nhạt với việc lên tiếng cho nhân quyền thì việc Canada mạnh mẽ lên tiếng sẽ làm cho giới hoạt động nhân quyền khắp nơi trên thế giới ấm lòng.

Xin dành một tràng pháo tay cho Canada.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.