136 tổ chức Việt Nam kêu gọi Hà Nội đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA

Người dân Hà Nội tưởng niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, hình chụp ngày 19/1/2017. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một trăm ba mươi sáu tổ chức Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đã ký vào bức thư ngỏ tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản sao bức thư chung trong ngày 11/3/2023 cũng được gửi đến Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA – Permanent Court of Arbitration) tại Hague [Hòa Lan] lên án hành động xâm lược, chiếm đóng trái phép của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nội dung bức thư cũng kêu gọi chính phủ Hà Nội đệ đơn kiện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại PCA vào khi Trung Quốc đang ngày càng hung hăng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông.

Bức thư viết, những hành động thù địch của Trung Quốc đã bắt đầu từ 49 năm trước với việc nước này đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc sau đó lại vi phạm luật pháp quốc tế vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 khi tấn công và chiếm đóng trái phép các đảo của Việt Nam ở Trường Sa.

Trong khi đó, Hà Nội chưa đệ đơn kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng Tài Thường Trực, ngược lại chính phủ Hà Nội còn ra sức ngăn cấm công dân của mình tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong những trận chiến này và đàn áp những công dân chỉ trích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Bức thư chung có đoạn viết, “bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người dân Việt Nam. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước:

Thứ nhất, hãy cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc trên mọi diễn đàn để Thế giới không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Liên kết hoạt động để tạo sức mạnh cho phong trào đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, cùng sát cánh với nhân dân các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới lên án và đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi gây hấn hung hăng tại Biển Đông để bảo vệ an toàn cho ngư dân.

Thứ ba, cùng hành động để tạo áp lực yêu cầu nhà nước Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung Quốc. Và chấm dứt chính sách ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm phản đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh hay vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Thứ tư, cùng lên tiếng đòi chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để xác định chủ quyền.”

Hôm 19 tháng 1, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đã đưa ra Bản Lên tiếng, kêu gọi nhà nước Việt Nam phải có hành động cụ thể và mạnh mẽ để thế giới không quên Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Nội dung Bản Lên tiếng cũng kêu gọi Việt Nam cần kết hợp với các quốc gia tự do dân chủ trong khu vực để tạo sức mạnh liên minh nhằm ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ hòa bình chung cũng như bảo vệ cuộc sống và sinh mệnh của ngư dân Việt Nam; kêu gọi Chính phủ Việt Nam đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho ngư dân nếu gây thiệt hại cho ngư dân.

XEM THÊM: Bản Lên tiếng: Hãy tưởng niệm Hoàng Sa bằng hành động

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, tác giả một số cuốn sách về biển đảo Việt Nam như: “Hoàng Sa – Trường Sa – Luận cứ và sự kiện”; “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” hôm 19/1 nói với RFA rằng Việt Nam không được ảo tưởng đối với Trung Quốc trong tình hình hiện nay, nhất là sự hiếu chiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua.

Theo ông, các nước Đông Nam Á cần phải đoàn kết, quyết tâm thống nhất để chống lại mưu đồ thống trị Trung Quốc ở phương Nam. Nhưng thực tế, từng nước trong khối ASEAN vẫn có mâu thuẫn lẫn nhau về lãnh thổ, về tôn giáo, về sắc tộc, về tự do dân chủ, về con đường tiến lên… Do đó, đòi hỏi các nước ASEAN có một sức mạnh thống nhất như Liên minh Châu Âu, như khối NATO thì còn lâu lắm…

Hôm 22/11/2022 PCA đã khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội. Cho ý kiến về sự kiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức hôm 22/12/2022 khẳng định việc PCA mở thêm một chi nhánh nữa ở Hà Nội, nghĩa là PCA khuyến khích Việt Nam khởi kiện những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế. Mục đích chính của họ là khuyến khích Việt Nam đứng ra khởi kiện.

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2013, Philippines đệ đơn khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về một số tranh chấp giữa hai nước liên quan việc giải thích và áp dụng UNCLOS ở Biển Đông. Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có các quyền lịch sử dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn.” Ngoài ra, Tòa bác bỏ khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Đây được coi là một chiến thắng pháp lý quan trọng cho Philippines, nước thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trước tòa.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.