15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dưới sự dẫn đầu của các Dân Biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn trọng các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến.

Các dân biểu cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp thông tin cập nhật về vụ Đồng Tâm.

Các dân biểu đã gửi kèm theo lá thư này tài liệu Báo Cáo Đồng Tâm do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch.

Sau đây là bản dịch lá thư của các dân biểu gửi cho Ngoại Trưởng Mike Pompeo.

BBT

***

Ngày 14 tháng Mười, 2020

Kính gửi:

Ông Mike Pompeo
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, D.C. 20520

Kính thưa Ngoại Trưởng Pompeo,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi với phản ứng bạo lực của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với vụ tranh chấp đất đai ở làng Đồng Tâm và phán quyết gần đây của tòa án ở nước này, kết án tử hình 2 người, kết án tù chung thân một người và trừng phạt 26 người với những bản án từ 15 năm tù giam đến 15 tháng tù treo. Chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao giải quyết các mối quan ngại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể và cung cấp cho Quốc hội thông tin cập nhật về tình hình.

Vào năm 1980, Hiến Pháp Việt Nam đã bãi bỏ quyền tư hữu đất đai ở Việt Nam, nhưng Luật Đất Đai năm 1993 đã trao cho nông dân quyền sử dụng đất 20 năm cho mục đích nông nghiệp. Những tranh chấp đất đai trở nên phổ biến và thường mang tính bạo lực khi chính phủ Việt Nam tịch thu đất đai dưới chiêu bài lợi ích công cộng, và người dân Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài phản đối và chống lại điều mà họ thường coi là tham nhũng. Trong năm 2013, nhiều khu đất bị thu hồi được sử dụng để xây sân gôn và các dự án không thiết yếu khác.

Năm 2017, chính quyền Việt Nam bắt đầu tịch thu đất tại làng Đồng Tâm, Hà Nội. Vào tháng Giêng, 2020, hơn 3.000 cảnh sát cơ động đã đột kích vào làng Đồng Tâm. Trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân làng, công an đã bắn chết ông Lê Đình Kình, người thủ lĩnh các dân làng chống lại việc cướp đất của chính quyền. Ngoài ra còn có 3 cảnh sát thiệt mạng do hậu quả của cuộc đối đầu.

Ông Kình, 84 tuổi, đã bị giết hại khi bảo vệ làng của mình. Trước khi chết, ông Kính chưa có tiền án, tiền sự và dành trọn thời gian của những năm nghỉ hưu để bảo vệ quyền lợi của dân làng và nông dân Đồng Tâm. Trong khi cái chết của các sĩ quan cảnh sát nhanh chóng được điều tra, nhưng cái chết của ông Kình thì không. Hơn một chục dân làng Đồng Tâm đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì cái chết của ba cảnh sát bị rơi xuống một hố bê tông khi chạy băng qua giữa các ngôi nhà trong cuộc đột kích.

Vào tháng Chín, 2020, một tòa án đã kết án tử hình các con trai của ông Kình là ông Lê Đình Chức và ông Lê Đình Công. Những bản án này chẳng những vô nhân đạo mà còn khiến gia đình ông Kình bị tuyệt tôn. Các bị cáo khác bị kết án các mức án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù giam, và một án tù chung thân.

Đáng tiếc, chủ tọa phiên tòa đã từ chối yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa. Các luật sư bào chữa cũng phản đối trước tòa việc hội đồng xét xử đã rút ngắn đáng kể thời gian tranh luận bào chữa của họ tại tòa.

Cũng giống như các vụ tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ tranh chấp này và các vụ án được xét xử gấp rút mang đầy chỉ dấu tham nhũng và bất công.

Kèm theo lá thư này là bản tường trình về sự việc này do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Ông Will Nguyễn là công dân Mỹ đã bị bắt và bị truy tố oan sai vì tham gia biểu tình tại Việt Nam. Sau nhiều tháng vận động bởi các thành viên quốc hội, Will đã được trả tự do và đưa trở về Hoa Kỳ. Cô Phạm Đoan Trang là nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ. Vì vai trò đưa tin về vụ Đồng Tâm, cô vừa bị bắt vài giờ sau cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Việt – Mỹ vào ngày 6 tháng Mười, 2020.

Việt Nam đã ký Công Ứớc Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và đã cam kết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội, báo chí của cá nhân và quyền tổ chức tụ tập và biểu đạt chính kiến. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố tôn trọng pháp quyền, thủ tục và bảo vệ các quyền của công dân. Phiên tòa nhục nhã này và những bản án vô nhân đạo đã chứng minh điều ngược lại.

Chúng tôi yêu cầu Ông kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình. Hơn nữa, chúng tôi mong Ông đưa trường hợp của làng Đồng Tâm vào các cuộc gặp song phương với các quan chức chính phủ Việt Nam để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và sự biểu đạt chính kiến. Chúng tôi cũng mong nhận được một bản báo cáo từ Bộ Ngoại Giao về quan điểm của Bộ Ngoại Giao về sự việc và phản ứng của Bộ Ngoại Giao đối với tình hình.

Cảm ơn sự quan tâm của Ông đến vấn đề này.

Trân trọng,

DB. Alan Lowenthal
DB. Harley Rouda
DB. J. Luis Correa
DB. Christopher H. Smith
DB. Zoe Lofgren
DB. Barbara Lee
DB. Ro Khana
DB. Gerald E. Connolly
DB. Scott Peters
DB. Susan A. Davis
DB. James P. McGovern
DB. Juan Vargas
DB. Tom Malinowski
DB. Gilbert R. Cisberos Jr.
DB. Al Green

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.