16 Năm Sau Biến Cố Thiên An Môn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 24.6 kb
Xe tăng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp sinh viên ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

Cái không khí tại quảng trường Thiên An Môn ở Trung quốc vào ngày thứ bảy vừa qua rất là ngột ngạt, nhìn đâu cũng thấy công an canh phòng cẩn mật. Tuy không có lệnh cấm người dân đến quảng trường Thiên An Môn vào ngày này nhưng chẳng mấy ai dám ló mặt tới đó vì sợ mang họa vào thân. Thứ bảy ngày 4 tháng 6 vừa qua là ngày kỷ niệm 16 năm biến cố Thiên An Môn..

Cái không khí ngột ngạt đó không phải chỉ thấy ở quảng trường Thiên An Môn mà có thể nói là nó bao phủ toàn thủ đô Bắc Kinh trong suốt hai tuần qua. Một số trường đại học bị lực lượng công an vừa chìm vừa nổi canh gác suốt ngày đêm vì có tin là sinh viên sẽ tổ chức lễ truy điệu cho ông Triệu Tử Dương, Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc, một nạn nhân của biến cố Thiên An Môn. Ông Triệu Tử Dương đã đọc cho một người bạn rất thân của mình là ông Tông Phượng Ô viết lại những gì mà ông Dương cho rằng ông Đặng Tiểu Bình đã sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng vũ lực để giải quyết vụ Thiên An Môn, kêu gọi Đảng nên từ bỏ đường lối độc tài để đi theo con đường tự do dân chủ nếu không thì mọi cải cách kinh tế sẽ không bao giờ có hiệu quả, ngoại trừ làm giàu thêm cho một số thành phần có đặc quyền, đặc lợi.

Ông Trình Tường, một ký giả người Singapora của tờ Straits Times, tìm đến nhà ông Tông Phượng Ô ở Quảng Châu để xin bản cảo bài viết đó để phổ biến nhưng đã bị chính quyền địa phương bí mật bắt giữ. Việc bắt ký giả Trình Tường xảy ra vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 thế mà đến ngày 2 tháng 6 nhật báo Straits Times mới biết tin và lập tức lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải trả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Ngày 2 tháng 6, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung quốc là ông Khổng Tuyền họp báo tuyên bố ngắn gọn là ký giả Trình Tường bị bắt giữ về tội gián điệp. Ngay sau lời tuyên bố của ông Khổng Tuyền, Hiệp hội ‘‘ Ký giả không biên giới’’ đã cùng với Hiệp hội ký giả Hồng Kông tổ chức một cuộc biểu tình đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do báo chí, quyền được đi thu tin của ký giả, phải thả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Không thể buộc bất kỳ ai vào tội gián điệp mà không trưng dẫn bằng chứng xác đáng theo luật pháp quy định về tội danh này.

Theo hãng thông tấn Reuter thì ngày 6 tháng 4 vừa qua tại công viên Victoria ở Hồng Kông đã có một cuộc mít ting thắp nến để truy điệu cho các nạn nhân đã hy sinh trong biến cố Thiên An Môn với sự tham gia đông đảo của hơn 45 ngàn người mà chính quyền Bắc Kinh khó có thể ra lịnh đàn áp được vì chính sách một quốc gia hai chế độ. Tại Thủ đô Washington và một vài tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Hoa cũng đã tổ chức nhiều cuộc tưởng niệm biến cố Thiên An Môn đồng thời lên án chính sách độc tài đảng trị, tố cáo những chính sách vi phạm nhân quyền của đảng Cộng sản Trung quốc. Tuy nhiên tại thủ đô Bắc Kinh và những thành phố lớn khác ở Trung quốc tuy không có xảy ra một cuộc biểu tình nào cả, nhưng tình hình cũng rất căng thẳng. Lực lượng công an vũ trang đi tuần tiểu khắp nơi, còn quân đội thì bị cắm trại 100%. Cũng theo hãng thông tấn Reuter thì chính quyền Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội này để bắt thêm một số nhà trí thức khác mà phần đông là những người đang phục vụ tại Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội với tội danh tình nghi ‘‘Tiết lộ bí mật quốc gia’’.

Hơn ai hết, nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay biết rằng phương cách giải quyết vụ Thiên An Môn của ông Đặng Tiểu Bình và một số nhân vật lãnh đạo hồi đó đã làm cho người dân oán hận đảng Cộng sản Trung quốc, nhưng ngoài miệng thì chính quyền Bắc Kinh cho đến nay vẫn tuyên bố rằng những vị lãnh đạo tiền nhiệm đã giải quyết vụ Thiên An Môn rất đúng vào thời điểm đó, chính nghĩa ở về phía lãnh đạo chứ không về phía những kẻ phản động. Vụ Thiên An Môn đã được giải quyết xong không còn lý do gì để đem ra xét lại, nhưng thực tế cho thấy những gì mà chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đều hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người dân Trung quốc đặc biệt là gia đình các nạn nhân và những nhà đấu tranh cho nhân quyền vẫn tiếp tục lên tiếng đòi nhà nước và đảng Cộng sản Trung quốc phải phục hồi danh dự cho các nạn nhân của biến cố này. Một sự kiện xảy ra đã làm cho chính quyền Bắc Kinh lúng túng đang tìm cách chống đỡ đó là việc ông Trần Dụng Lâm (Đệ nhất tham vụ Ngoại giao tại tòa Tổng lãnh sự trung quốc ở Sydney) cùng gia đình chính thức xin tị nạn tại Úc. Quan chức ngoại giao của một nước cộng sản xin tị nạn là chuyện thường xảy ra, chẳng có gì đáng nói nhưng việc xin tị nạn của ông Lâm lần này rất đáng nói vì ông ta là một trong những nạn nhân của biến cố Thiên An Môn.

Ông Lâm khi xin tị nạn chính trị đã nói rằng: Tôi không thể nào im lặng hơn được nữa trước sự ngụy biện của đảng và nhà nước cộng sản Trung quốc đối với vụ Thiên An Môn. Họ không có quyền bóp méo sự thật và bôi lọ danh dự các nạn nhân hơn được nữa. Làm như thế đã 16 năm trời rồi mà vẫn chưa hài lòng sao? Độc tài, độc đảng quả thật là một chế độ đáng loại bỏ.

Biến cố Thiên An Môn có lẽ sẽ đi theo đảng Cộng sản Trung quốc xuống đến tận mồ chôn, cũng giống như vụ Cải Cách Ruộng Đất bám theo đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi nào cái đảng này cáo chung mà cũng chưa chắc xóa được hết sự oán hận của người dân. Thật vậy, những phát triển kinh tế hào nhoáng bề ngoài của Trung Quốc hiện nay đã không thể nào che dấu vết thương Thiên An Môn của năm 1989 và nó như là một ngòi nổ chờ cơ hội bộc phá từ trong trái tim căm hờn của từng người dân Trung Quốc yêu chuộng tự do, dân chủ. Chính ngòi nổ này đã làm cho tình hình chính trị Trung Quốc luôn luôn bất ổn và đặt cho lãnh đạo Bắc Kinh luôn luôn sống trong phập phồng lo âu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.