Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 22 – 28/4/2024)

Nội dung:

  • Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
  • Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
  • Mời tham dự và đón nghe:
    • Diễn đàn Ước Mơ Canh Tân – Hội luận: “49 năm sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?” Livestream trên FB Việt Tân và Youtube Việt Tân lúc 7AM giờ Cali, ngày 27/4/2024;
    • Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi: “Tháng Tư thắp nén hương trầm.” Trực tiếp trên Hệ thống Truyền thanh Tiếng Nước Tôi lúc 5PM giờ Cali, ngày 27/4/2024;
    • Diễn đàn Ước Mơ Canh Tân – Hội luận: “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo.” Livestream trên FB Việt Tân và Youtube Việt Tân lúc 7AM giờ Cali, ngày 28/4/2024.
  • Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

SINH HOẠT VIỆT TÂN

TƯỞNG NIỆM QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HAMBURG, ĐỨC QUỐC

Quang cảnh buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hamburg, Đức Quốc hôm 20/4/2024
Quang cảnh buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hamburg, Đức Quốc hôm 20/4/2024

Ngày 20 tháng 4, 2024 vừa qua, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại thành phố Hamburg, miền Bắc nước Đức, đã phối hợp cùng đảng Việt Tân tại Bắc Đức tổ chức buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nghi thức Tế Tổ theo truyền thống dân tộc.

Trong dịp này, ban tổ chức đã mời gia đình Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung vừa mới tỵ nạn ở Đức đến gặp gỡ và nói chuyện với bà con đồng hương tại Hamburg. Với giọng nói trầm ấm, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đã chia xẻ về một số những khó khăn mà những người đấu tranh tại Việt Nam phải đối diện như bị theo dõi, bao vây kinh tế, trấn áp… nhưng mọi người không bỏ cuộc vì tin tưởng rằng chính nghĩa dân tộc sẽ có ngày chiến thắng độc tài cộng sản. Anh đã kêu gọi mọi người kiên trì theo đuổi lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam và tích cực hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đang nói chuyện với đồng bào cư ngụ tại Hamburg, Đức Quốc hôm 20/4/2024
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đang nói chuyện với đồng bào cư ngụ tại Hamburg, Đức Quốc hôm 20/4/2024

KÊU GỌI THAM DỰ HỘI THẢO, VĂN NGHỆ ĐẤU TRANH VÀ BIỂU TÌNH NHÂN DỊP KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT UPR VÀO NGÀY 6 và 7 THÁNG 5, 2024 TẠI GENÈVE

Trong lần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm 2019, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận 241 khuyến nghị để cải thiện tình trạng nhân quyền và dân quyền của Việt Nam trên các lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục, tôn giáo. Vào tháng 10 năm 2022 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, nhiệm kỳ 2023-2025.

Nhưng cho đến nay, tình trạng dân quyền và nhân quyền trong nước, chẳng những không được cải thiện, mà còn tệ hại hơn trước. Trong 5 năm qua, các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị đàn áp nặng nề hơn, các tôn giáo bị bách hại, các tổ chức xã hội dân sự bị ngăn cản hoạt động.

Nhằm hỗ trợ cho đồng bào trong nước đang tranh đấu đòi nhân quyền và dân quyền, chúng tôi gồm các tổ chức ký tên bên dưới (danh sách sẽ tiếp tục được bổ túc trong các thư tới) kêu gọi quý tổ chức, đoàn thể và quý đồng hương hãy về Genève, Thụy Sĩ, nhân dịp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ kiểm tra tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR, vào ngày 7 tháng 5 năm 2024 để cùng lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực mạnh mẽ lên chế độ và đảng CSVN, để họ phải thực thi những gì mà họ đã cam kết trước Liên Hiệp Quốc, với chương trình chi tiết như sau:

Thứ Hai, ngày 6/5/2024:

1/ Hội thảo UPR
Từ 15:00 – 17:00 – tại Ferme Sarasin, 47 Chemin Edouard Sarasin, 1218 Le Grand Saconnex.

2/ Văn nghệ đấu tranh
Từ 20:00 22:00 – Tại Ferme Sarasin, 47 Chemin Edouard-Sarasin, 1218 Le Grand Saconnex.

Thứ Ba, ngày 7/5/2024:

Biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc
Từ 09:00 – 12:00 – tại Palais des Nations, Genève, Thụy Sĩ

MỜI THAM DỰ VÀ ĐÓN NGHE

1/ CHƯƠNG TRÌNH HỘI LUẬN: “49 NĂM SAU BIẾN CỐ 30 THÁNG 4 NĂM 1975 – TẠI SAO HÒA GIẢI VỚI MỸ MÀ KHÔNG VỚI DÂN TỘC?”

Diễn đàn Ước Mơ Canh Tân kính mời quý vị theo dõi chương trình hội luận vào ngày 27 tháng 4, 2024 được phát trực tuyến trên Facebook Việt Tân và Youtube Việt Tân:

2/ CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GÂY QUỸ HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI

Đánh dấu 49 năm (1975-2024) ngày Quốc Hận 30 tháng 4, anh chị em đảng viên Việt Tân tại các nơi cùng với một số ca sĩ địa phương phối hợp thực hiện chương trình văn nghệ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm” sẽ diễn ra trực tiếp trên Hệ thống Truyền thanh Tiếng Nước Tôi vào thứ Bảy – ngày 27/4/2024 lúc 5PM giờ California; 8PM giờ Toronto & New York; 10AM giờ Sydney ngày 28/4/2024.
https://www.youtube.com/watch?v=EmcJeRDAXJ0

3/ CHƯƠNG TRÌNH HỘI LUẬN UPR: TƯỜNG TRÌNH ĐẾN QUỐC TẾ VIỆC NHÀ NƯỚC CSVN ĐÀN ÁP TÔN GIÁO

Diễn đàn Ước Mơ Canh Tân kính mời quý vị theo dõi chương trình hội luận được phát trực tuyến trên Facebook Việt Tân và Youtube Việt Tân vào ngày 28 tháng 4, 2024 với chi tiết giờ giấc và diễn giả đính kèm:

NHẬN ĐỊNH CỦA VIỆT TÂN

Kính mời các bạn theo dõi hai chương trình hội luận đặc biệt với sự góp mặt của ông Lý Thái Hùng, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, để biết quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước.

1/ RFA – Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

(Video: RFA)

 

2/ VOA – 49 năm sau biến cố 30/4 và gần 40 năm hậu đổi mới, Việt Nam hiện tại và tương lai?

(Video: VOA)

***

Bản tin này để gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: bantin@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin Việt Tân.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.