17 vị dân cử yêu cầu Ngoại Trưởng Thụy Sĩ can thiệp cho 4 đảng viên Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi Bà Micheline Calmy-Rey
Bộ Trưởng Bộ Ngoai Giao Thụy Sĩ

Palais fédéral
CH-3003 Berne

Geneva, ngày 28 tháng 10 năm 2010.

Kính thưa Bà Bộ Trưởng,

Chúng tôi xin được phép bày tỏ đến Bà sự quan ngại sâu xa của chúng tôi về sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam, trong giữa tháng bảy đến tháng 10 năm 2010, bắt giữ Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm. Tất cả những vị này bị bắt và bị gán ghép vào tội “âm mưu lật đổ chính quyền” vì có tham gia hoạt động với Đảng Việt Tân. Hơn nữa, các vụ bắt giam trên không hề có bất cứ một bản thông tin chính thức đến từ phiá nhà cầm quyền.

Các nhân vật bị bắt nêu trên là những người yêu nước, ôn hòa bày tỏ chính kiến để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, đòi hỏi công bằng xã hội. Họ là những người chủ trương đấu tranh mang tánh cách hoàn toàn không bạo động.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là quốc gia đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị. Là thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hơn ai hết, Việt Nam phải tôn trọng những cam kết quốc tế trên.

Thưa Bà Bộ Trưởng, chúng tôi, những người đặt bút ký tên dưới đây, xin kính Bà (và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các cơ quan nhân quyền quốc tế và chính quyền các nước tự do):

1. can thiệp với chính quyền Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng quyền thăm viếng và phải bảo đảm an toàn tánh mạng của những người bị giam tù;

2. cân nhắc nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ những qui tắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong đó qui định quyền tự do thông tin, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do tham gia đảng phái;

3.- yều cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc cho Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm cũng như tất cả những tù nhân chính trị; Nhà cầm quyền Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sức khoẻ và tính mạng của những người bị giam.

Kính xin bà Bộ Trưởng nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của chúng tôi.

Đồng ký tên:

  1. Läser Patricia, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  2. Schneuwly Nathalie, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  3. Barrillier Gabriel, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  4. Conne Pierre, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  5. Ducret Michel, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  6. Hohl Frédéric, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  7. Romain Jean, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  8. Saudan Patrick, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  9. Selleger Charles, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  10. Jeannerat Jacques, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva
  11. Malek-Asghar Patrick, Chủ tịch đảng Cấp Tiến Geneva (parti radical genevois), Thị trưởng thành phố Versoix
  12. Alder Murat, Phó chủ tịch đảng Cấp Tiến Geneva, Thành viên Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Geneva
  13. Büchi Thomas, Chủ tịch Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Tiểu Bang Geneva
  14. Kunz Pierre, Trưởng nhóm đảng Cấp Tiến tại Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Tiểu Bang Geneva
  15. Brandt Simon, Dân biểu thành phố Geneva, Trưởng nhóm đảng Cấp Tiến/Hội Đồng thành phố Geneva
  16. Genecand Adrien, Dân biểu thành phố Geneva, Chủ tịch Ban Thanh Niên đảng Cấp Tiến Geneva
  17. Böhler Elizabeth, Ủy viên Hội Đồng thành phố Grand-Saconnex
PDF - 107.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.