June 10, 2019

Người dân Sài Gòn biểu tình hôm 10 tháng Sáu, 2018 chống Dự Luật Đặc Khu. Ảnh: Blog Tểu

10/6: Những bài học tuyệt vời

Có nhiều điều đáng nhớ, đáng quí, đáng mừng trong hai ngày 9 và 10 tháng 6 năm nay, nhưng có lẽ mừng nhất là LÒNG YÊU NƯỚC TUYỆT VỜI CỦA DÂN TỘC CHÚNG TA vẫn còn đó, vẫn sôi sục dù cả nhà cầm quyền Việt Nam lẫn Trung Quốc đã cố gắng xóa nhòa suốt mấy thập niên qua.

Nhìn lại cuộc xuống đường ngày 10 tháng 6 năm 2018

Cách ứng xử của hai bộ máy bạo lực: đàn áp (Bộ Công an) và bịt miệng (Bộ Thông tin & Truyền thông) đối với các cuộc xuống đường ôn hòa hiện nay chỉ tiếp tục đổ dầu thêm vào lửa căm phẫn của toàn dân. Bạo lực, đàn áp chỉ tạo ra thêm sự phẫn nộ trong lòng người dân mà thôi.

Hơn nửa triệu người dân Hong Kong biểu tình chống dự luật cho phép dẫn độ về đại lục hôm 9 tháng Sáu, 2019. Ảnh: FB Việt Tân

Ngay cả người Hoa Hong Kong cũng cảnh giác với Trung Cộng

Sáng Chủ Nhật 9 tháng Sáu, 2019, đông đảo tầng lớp người dân Hong Kong, từ doanh nhân, luật sư cho đến sinh viên tham gia đã tham gia biểu tình phản đối Dự Luật Dẫn Độ, theo đó sẽ cho phép áp giải nghi phạm từ Hong Kong về đại lục. Những người biểu tình nói rằng dự luật sẽ khiến bất cứ người nào ở Hong Kong cũng dễ dàng bị giới chức Trung Cộng bắt giữ, có thể là vì lý do chính trị.

Bàn về cải cách xã hội

Những người Việt có hiểu biết ở trong và ngoài nước đều đồng ý với nhau rằng phải cải cách thể chế chính trị đi cùng cải cách kinh tế. Lãnh đạo Đảng Cộng Sản cũng nói đến đổi mới chính trị, đặt câu hỏi đổi mới cái gì và như thế nào. Nhưng có lẽ lãnh đạo CS bị buộc phải nói tới đổi mới chính trị và chỉ muốn đổi mới vài thứ vụn vặt mà không đụng gì đến thể chế.

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chúc mừng nhau sau lễ ký kết một số thỏa hiệp song phương ở Hà Nội ngày 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Những cú áp phe của hai đảng cộng sản Việt – Trung

Cùng với lời kêu gọi “Việt Nam cần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại để giảm rủi ro do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, thì cần thiết không kém là thể chế chính trị của Việt Nam cần hướng tới nhanh hơn nữa việc chấm dứt các phụ thuộc, lệ thuộc về cái gọi là ‘hai đảng anh em’; tránh những cú bắt tay làm ăn núp bóng qua những “chuyến thăm cấp Nhà nước” giữa nhóm người đứng đầu đảng cộng sản của đôi bên.