April 29, 2020

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của TBT Trọng*

Thông tin hàng loạt tỉnh thành khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị tương tự như (CDC) Hà Nội đã củng cố thêm cho nhận định rằng: Dù đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao song lò chưa đốt được đến gốc rễ của cây tham nhũng, vốn đang có tốc độ tạo củi nhanh hơn nhiều so với tốc độ đốt lò.

Điều này cũng phù hợp với phát biểu gần đây nhất của TBT (Trọng) khi chỉ đạo không bầu vào Trung ương những ai giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc. Nghe qua thì nghĩ đây chỉ là thêm một chỉ đạo chung chung, sáo rỗng, lặp đi lặp lại của người đứng đầu đảng. Song ngẫm kỹ thì mới thấy sự bất lực trong đó.

45 năm sau, con đường nào cho giáo dục Việt Nam

Vào những ngày tháng kỷ niệm 45 năm chủ nghĩa cộng sản thống trị trên toàn cõi đất nước, nếu phải chọn một chủ đề để nói về những thất bại của họ, chắc chắn chủ đề đó phải là giáo dục, và những ai còn nghĩ về tương lai của dân tộc, chắc chắn sẽ phải đặt những câu hỏi: Đảng CSVN đã tàn phá nền giáo dục như thế nào? và đến bao giờ đất nước mới thoát ra khỏi cảnh u tối của ngày hôm nay?

Bài báo Washington Post ngày 3 tháng 3, 1987, tường thuật buổi họp báo của tác giả tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Ảnh: tác giả Lê Xuân Khoa cung cấp VOA

Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2.164.000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140.000; Đợt 2 (1975-1979): 327.000; Đợt 3 (1980-1989): 450.000; Đợt 4 (1990-1995): 63.000; Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260.000; Chương trình ODP (1979-1995): 624.000; Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300.000.

Đa nguyên và khai phóng là nền tảng phát huy tiềm lực đại khối toàn dân

Rõ ràng 45 năm nhìn lại sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 nhu cầu sinh tử của Việt Nam không phải là phát triển kinh tế, gia tăng tổng sản lượng GDP mà chính là thay đổi thể chế chính trị để cho mỗi người dân được tự do thực hiện ước mơ của chính mình, đóng vào góp vào ước mơ Việt Nam: Tự do, Dân chủ, Thịnh vượng.

Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975

Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy. Song người Việt Miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người Miền Nam không coi nhẹ nền cộng hòa còn rất non trẻ này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, họ vẫn kiên trì xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này.