Đa nguyên và khai phóng là nền tảng phát huy tiềm lực đại khối toàn dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

45 năm qua kể từ ngày 30 tháng Tư, 1975, hai miền Nam và Bắc đã thống nhất trong vòng kiềm tỏa của chế độ Cộng sản. Nếu những người lãnh đạo Việt Nam coi chủ trương “dân giàu nước mạnh” mà họ tuyên bố sau khi chiếm miền Nam làm mục tiêu phát triển thì ngày hôm nay, đất nước và xã hội Việt Nam đã có một tương lai hoàn toàn khác.

Việt Nam 45 năm dưới chế độ cộng sản, tuy kinh tế có phát triển, thu hút nhiều đầu tư ngoại quốc sau ba thập niên mở cửa, nhưng sự phát triển này chỉ giúp làm giàu cho một giai cấp thống trị trong đảng cùng với đám tư bản đỏ.

Có 4 yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong việc phát triển và xây dựng một quốc gia từ nghèo nàn, lạc hậu để trở thành giàu mạnh và văn minh, mọi người dân được thụ hưởng cuộc sống tự do, sung túc và hạnh phúc.

Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào;

Thứ hai, vị trí địa lý có tầm chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng;

Thứ ba, người dân thông minh, cần cù, chịu khó.

Thứ tư, yếu tố cuối cùng mang tính nội tại của mỗi quốc gia và là yếu tố quan trọng nhất mang tính chất quyết định, đó là thể chế chính trị.

Trong 4 yếu tố nói trên, 3 yếu tố đầu mang tính tự nhiên được Đấng Tạo hóa ban cho mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều mơ ước có được. Nếu chúng ta đem so sánh 3 yếu tố đầu tiên của Việt Nam với 4 cường quốc trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore thì thấy là cả 4 cường quốc nêu trên đều không có được các nguồn tài nguyên thiên phong phú và dồi dào như Việt Nam.

Một là Việt Nam có đầy đủ các nguồn tài nguyên quí, hiếm phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước như Vonfram, Titan, dầu khí, quặng boxit, đất hiếm, than đá, quặng sắt, đồng, kẽm, chì,… Nhưng trong hơn 30 năm qua, chế độ cộng sản đã khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường, lợi tức thu được từ việc xuất khẩu quặng thô thì đem chia nhau để hưởng thụ, không đem để đầu tư xây dựng đất nước.

Việt Nam cũng có 3 khu vực phát triển nông nghiệp tuyệt vời như đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ, là vựa lúa của cả nước và thế giới. Tây nguyên là khu vực cây công nghiệp như cao su, cà phê, ca cao, điều, tiêu,… mang tầm thế giới; Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều bãi tắm và danh lam bực nhất thế giới như Hạ Long, Lăng Cô, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc,… Tài nguyên biển phong phú,…

Hai là Việt Nam có vị trí chiến lược hàng đầu khu vực và thế giới. Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải quốc tế chiếm tới 60% lượng vận tải hàng hóa toàn cầu. Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc ở khu vực, mà còn có tầm quan trọng với cả Hoa Kỳ và Âu Châu. Nói cách khác, tầm quan trọng của Việt Nam và biển Đông chính là trục lộ giao tiếp của các châu lục, trên mọi lĩnh vực như quân sự, chính trị, kinh tế,…

Quốc gia nào khống chế được biển Đông thì quốc gia đó đã khống chế được hơn phân nửa thế giới.

Hơn 30 năm qua, đảng và chế độ cộng sản chỉ đem biển Đông và vị trí chiến lược của Việt Nam ra làm chính sách đu dây giữa Việt Nam với các cường quốc như với Hoa Kỳ và Trung Quốc, với Nhật Bản và Trung Quốc, với Úc và Trung Quốc,… Mục đích tìm kiếm sự tồn tại cho đảng và chế độ CSVN. Không đem lợi ích gì cho đất nước và Nhân dân. Đồng thời đảng và chế độ CSVN đã và đang đánh mất tất cả mọi lợi thế của biển Đông và Việt Nam vào tay Trung Quốc.

Ba là Việt Nam có dân số trẻ và mọi người đều cần cù, chịu khó, thông minh. Nhưng dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, nền giáo dục lạc hậu lại mang tính nhồi sọ nên đã làm cho những người Việt Nam trẻ tuổi không phát huy được tố chất thông minh của mình. Nhiều tài năng trẻ tuổi sau khi du học nước ngoài thì họ ở lại.

Nhưng đem yếu tố thứ tư liên quan đến thể chế chính trị, đối chiếu với 4 quốc gia phát triển Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan, người ta mới thấy lý do vì sao yếu tố này mang tính quyết định trong sự phát triển của quốc gia.

Cả 4 cường quốc trên không có 3 yếu tố quan trọng mà Việt Nam có. Nhưng 4 cường quốc đó có thể chế chính trị tự do, dân chủ đa đảng, văn minh, vì thế mà thể chế chính trị đã giúp cho 4 quốc gia nói trên từ nghèo nàn, bị tàn phá bởi chiến tranh, thường xuyên bị thiên tai, để vươn lên thành cường quốc về kinh tế, chính trị ở Á Châu và thế giới.

Còn Việt Nam bị cai trị bởi đảng và chế độ cộng sản độc đoán, chuyên quyền, phản động. Nên đảng và chế độ cộng sản đã phá hủy mọi yếu tố thuận lợi của đất nước, tham nhũng, hủ bại và làm suy đồi văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Vậy làm thế nào để phát huy 3 yếu tố thuận lợi mà Đấng Tạo hóa đã ban cho đất nước, dân tộc Việt Nam để phát triển đất nước?

Chúng ta đã thấy rõ, đảng cộng sản và thể chế chính trị độc tài, bạo lực của nhà nước cộng sản hiện nay là chuớng ngại duy nhất – đã và đang cản trở và phá hủy mọi tiềm năng – khiến cho người Việt Nam không có điều kiện đóng góp thật sự vào công cuộc canh tân và phát triển lâu dài.

Đảng và chế độ cộng sản cũng đã và đang gây chia rẽ và mất đoàn kết giữa cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước. Vậy nên, Việt Nam cần một nền chính trị đa nguyên, đa đảng để đoàn kết người Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau chung tay xây dựng đất nước. Nói đến đa nguyên, tức là nói đến sự chấp nhận khác biệt nhưng sẵn sàng hợp lực vì quyền lợi tối thượng cho hạnh phúc nhân dân, chứ không nhằm phục vụ cho bất cứ đảng phái hay chủ nghĩa nào.

Đi cùng với việc thiết lập nền chính trị đa nguyên, đa đảng, tinh thần khai phóng là một yếu tố cần thiết để con người mở rộng tầm nhìn, biết dung nạp cái mới tốt đẹp thay thế cái cũ đã lỗi thời. Tinh thần khai phóng không chỉ giúp cho người Cộng sản nhìn thấy sự cổ hũ, lạc hậu của chủ nghĩa Mác – Lênin trong sự phát triển của toàn cầu hóa, mà còn giúp cho người Việt Nam có sự tự do chọn lựa hướng tiến của đất nước, bằng chính ước mơ muốn thay đổi Việt Nam của mỗi người.

Nói cách khác, đa nguyên đa đảng chỉ là nguyên tắc sinh hoạt, nhưng chính tinh thần khai phóng đã giúp cho con người sống hài hòa và chấp nhận khác biệt để cùng vươn lên. Muốn có tinh thần khai phóng, trước hết con người phải được thông tin và tự do tìm hiểu về những thay đổi chung quanh, kể cả thế giới bên ngoài, hầu từ đó có thể nhìn ra những gì phải làm và làm ra sao để cải tiến đời sống cho được văn minh hơn và giúp cho xã hội tiến bộ hơn.

Ngày nào mà đất nước Việt Nam chưa có một thể chế chính trị dựa trên hai nguyên tắc Đa Nguyên và Khai Phóng, sức mạnh toàn dân không thể kết hợp làm một mà ngay cả tiềm năng to lớn được Đấng tạo hóa ban cho cũng không khai dụng một cách hợp lý để phát triển bền vững như Nhật Bản hay Nam Hàn.

Rõ ràng 45 năm nhìn lại sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 nhu cầu sinh tử của Việt Nam không phải là phát triển kinh tế, gia tăng tổng sản lượng GDP mà chính là thay đổi thể chế chính trị để cho mỗi người dân được tự do thực hiện ước mơ của chính mình, đóng vào góp vào ước mơ Việt Nam: Tự do, Dân chủ, Thịnh vượng.

Nguyễn Văn Đài

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.