ước vọng Việt Nam

Nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng, người bị nhà cầm quyền áp đặt bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế tháng 8/2018. Ảnh: Human Rights Watch

Lê Đình Lượng – Một lựa chọn chông gai và ước vọng

Lê Đình Lượng, cũng như tất cả những nhà hoạt động dân chủ khác đã và đang trải qua những ngày tháng trong lao tù, đều có chung một ước mơ và niềm hy vọng rằng sự hy sinh của họ góp phần làm cho “dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.”

Thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư

Ba bạn trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư? Những suy nghĩ này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ?

“Ngày 30 tháng Tư mà tôi biết rất khác. Lớn lên ở Hà Nội, tôi chứng kiến những buổi lễ ăn mừng lớn. Nhưng chiến tranh có hai mặt. Ở đây, 30 tháng Tư là một ngày buồn thảm. Nhiều người đã bỏ ra cả ngày trời để buồn nhớ lại những mất mát đối với rất nhiều người.”

Xe tăng quân Miền Bắc cổng Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975.

Sau 45 năm ‘giải phóng’ Miền Nam

Tâm tình của một phụ nữ sinh sau năm 1975 và đang sống tại Việt Nam.

45 năm trước, chiếc xe tăng của “phe chiến thắng” ủi sập cổng Dinh Độc Lập – chỉ là cái bánh xích sắt rỉ sét với sự huỷ diệt thô lỗ; nhưng nó không là biểu tượng của trí tuệ và nhân bản. Nó – không đem lại trí tuệ. Nó – không phải hình ảnh đại diện của sự “giải phóng” mà là biểu tượng của sự cướp phá và hủy diệt. Chỉ có sự biến mất vĩnh viễn của nó mới đem lại mùa xuân mới trên đất nước này.

Đa nguyên và khai phóng là nền tảng phát huy tiềm lực đại khối toàn dân

Rõ ràng 45 năm nhìn lại sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 nhu cầu sinh tử của Việt Nam không phải là phát triển kinh tế, gia tăng tổng sản lượng GDP mà chính là thay đổi thể chế chính trị để cho mỗi người dân được tự do thực hiện ước mơ của chính mình, đóng vào góp vào ước mơ Việt Nam: Tự do, Dân chủ, Thịnh vượng.

Từ Hiệp Định Genève 1954 đến 30/4/1975 ai gây tang thương cho dân tộc Việt Nam

Nếu những người lãnh đạo cộng sản biết xem trọng hạnh phúc của nhân dân, thì hai miền Bắc-Nam đã có thể cùng nhau phát triển về văn hóa, khoa học, kinh tế… đến ngày đất nước thống nhất trong hòa bình và tự do (năm 1956).

Cuộc chiến 20 năm (1954-1975) đã làm 1 triệu thanh niên Miền Bắc phải chết trên các chiến trường ở Miền Nam, ở Cam Bốt và Lào; 300 ngàn thanh niên Miền Nam đã chết khi chống trả các cuộc tấn công và 2 triệu thường dân bị thiệt mạng vì bom đạn. Bên cạnh đó, hàng triệu quân và dân bị thương tật, tàn phế vì chiến tranh, hàng triệu trẻ em trở thành mồ côi.

Dân chúng Miền Nam di tản theo đà tiến quân của quân đội cộng sản Bắc Việt tháng 3 & 4 năm 1975. Ảnh: Internet

Tâm tư một người miền Bắc ‘9X’ về ngày 30 tháng Tư

Là một người trẻ, sống ở miền Bắc, không được cảm nhận trực tiếp về những nỗi đau và mất mát của người miền Nam Việt Nam. Thay vì cứ tự hào về cái quá khứ mà chúng tôi không hề tham dự, chúng tôi sẽ hành động, suy nghĩ độc lập, dũng cảm, biết đột phá, và cố gắng làm mọi thứ để giải phóng người dân khỏi chế độ độc tài, mang lại tự do thực sự cho người dân Việt Nam.

Ông Lý Thái Hùng: Hệ luỵ của 30 tháng 4 & Mục tiêu, đường lối đấu tranh của Đảng Việt Tân

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân ông Lý Thái Hùng nói về biến cố 30 tháng Tư và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam.

Tháng Tư 1975, ông Lý Thái Hùng đang học năm thứ ba tại một trường đại học ở Tokyo, Nhật Bản khi Sài Gòn thất thủ, và toàn bộ MIền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt…

45 năm đã qua, đảng và nhà nước CSVN đã không còn có thể che giấu bản chất độc tài, tham lam, hèn với giặc ác với dân.