30 tháng 4

Buổi họp mặt thân hữu do cơ sở Việt Tân Nam California tổ chức hôm 7/5/2023. Trong ảnh, 4 thuyền nhân đi trên chiếc ghe đã kể về hành trình gian nan của mình và vì sao họ phải quyết định liều mình ra đi

Hành trình tìm tự do: Hiểu và thương

Ngày 7 tháng 5, 2023 vừa qua, cơ sở Việt Tân tại Nam California có một buổi họp mặt tâm tình cùng với nhiều thân hữu và với bốn anh chị, trong số chín người đã vượt biển tìm tự do bằng thuyền buồm vào năm 1984.

Con thuyền gỗ này đã được Bảo tàng viện Hàng hải và Cảng Le Havre của nước Pháp gìn giữ và trao lại cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sau 39 năm.

Biểu tình Tưởng Niệm 30 tháng 4, đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam trước Đại sứ quán CSVN tại London, Anh Quốc hôm 30/4/2023

London: Biểu tình Tưởng Niệm 30 tháng 4, đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam

Là con dân Việt Nam yêu tổ quốc, yêu dân tộc, chúng ta phải lên tiếng – với sự đồng tình ủng hộ của các chính phủ tự do dân chủ – phản đối, tố cáo chế độ độc tài CSVN trước dư luận quốc tế về những hành vi chà đạp nhân quyền, đàn áp các đòi hỏi dân chủ chính đáng của người dân..

Trong ý nghĩa đó, đông đảo các đồng hương – đa số là các anh chị em trẻ – tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán CSVN tại London, Anh Quốc do Hội Anh Em Dân Chủ tại UK, Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK và Việt Tân tại UK tổ chức hôm 30/4/2023.

Biểu tình lên án tội ác của chế độ độc tài toàn trị CSVN đồng thời tố cáo chính sách bành trướng của Trung Cộng, xâm lấn biển đảo Việt Nam do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức tại Cổng Brandenburg, Berlin, Đức Quốc hôm 29/4/2023

Ngày sinh hoạt đấu tranh 30/4 của Người Việt Tự Do tại Berlin, Đức Quốc

Ngày sinh hoạt đấu tranh 30/4 của người Việt yêu tự do tại Đức với các cuộc biểu tình lần lượt trước các tòa đại sứ CSVN và Trung Cộng, Cổng Brandenburg và tưởng niệm đồng bào nạn nhân của CSVN & cầu nguyện cho Đất Nước do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức phối hợp tổ chức tại Berlin, Đức Quốc hôm 29/4/2023

Bức Tường Đen được dựng lên ở khu Little Sài Gòn dịp tưởng niệm 30/4 năm nay, trưng bày các hình ảnh lịch sử ghi lại những dấu ấn của chặng đường tị nạn và những nỗ lực của người Việt trong và ngoài nước trong công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County, Nam California

Bức Tường Đen tại khu Little Sài Gòn, Nam California

Bức Tường Đen được dựng lên trên sân cỏ trước đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tọa lạc trên đường Bolsa, cạnh khu thương xá Phước Lộc Thọ.

Đây là một bức tường dài 30 m, trên đó là những tấm hình lịch sử ghi lại những dấu ấn của chặng đường tị nạn và những nỗ lực của người Việt trong và ngoài nước trong công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng.

Đặc biệt năm nay, có thêm các hình ảnh về “đường lưỡi bò” và lời kêu gọi bà con cùng ký tên kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để đòi lại Hoàng Sa-Trường Sa.

Hình chụp bài báo Vietnamnet. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

‘Cú sốc’ giáo dục

Nhân ngày 30/4 báo chí thỉnh thoảng có những bài ghi lại những cảm nhận của những người từ miền ngoài vào ‘tiếp quản’ Sài Gòn lúc đó (1975). Bài này (đăng ngày 30/4/2018) do Vietnamnet chạy cái tít hơi giật gân, nhưng nội dung thì rất đáng đọc vì viết về cảm nhận về nền giáo dục thời trước 1975 của một người trong cuộc.

Ảnh: VOA

Sám hối

Tôi không phải là một trong số những thuyền nhân năm xưa. Nhưng tôi biết ngay trong thời điểm này, có không ít người vẫn đang phải lưu vong trên chính quê hương mình hoặc phải tất bật nơi xứ người.

Có không ít những giọt nước mắt được chôn chặt trong tim của nhiều người. Chẳng ai muốn lìa bỏ quê hương mình cả. Chẳng ai muốn phải bỏ mình trong những chuyến xe tử thần để vượt biên bằng đủ hình thức cả. Thảm cảnh 39 nạn nhân Việt bị tử vong trên xe đông lạnh vào Anh Quốc, vừa là tiếng khóc vừa là tiếng than của giới trẻ: Quê hương có còn là “chùm khế ngọt”?

Bìa sách tuyên truyền về hệ thống chủ nghĩa tư bản. Ảnh: FB Văn Toàn

Thành ngữ mới: Tư bản giãy chết

Ngồi đáy giếng thấy bầu trời chỉ to bằng cái vung nồi. Tất cả sự thực đều bị bưng bít, gần như không ai biết chủ nghĩa tư bản nó thế nào. Bộ máy tuyên truyền của cộng sản rất thành công trong chính sách ngu dân. Đó là sự thực, mà thế hệ chúng tôi sinh sống ở miền Bắc thập niên 50 – 70 trải nghiệm rõ nhất.

Một bài học kinh nghiệm mà người Việt Nam năm 2075 có thể nghĩ ra là đừng bao giờ chấp nhận sống dưới một chế độ độc tài. Nhất là một chế độ dựa trên một hệ thống tư tưởng giáo điều, hủ lậu, cố chấp. Ảnh: Reuters

Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4

Ký giả này đã nhiều lần tự hỏi một cuốn lịch sử Việt Nam in năm 2075 sẽ nói gì về ngày 30 tháng Tư trước đó 100 năm?

Nhà viết sử sẽ ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 là ngày cuộc nội chiến đã chấm dứt giết chết hai triệu người Việt; sau đó ba, bốn trăm ngàn người Việt đã vùi xác trên Biển Đông khi tìm đường chạy trốn một chế độ độc tài khắc nghiệt. Sách có thể ghi chú rằng dân số cả nước lúc đó khoảng 35 triệu.

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972. Ảnh: The White House / National Archives

Bí mật lịch sử tháng 4 năm 1975: Trung Quốc định tung lính Dù nhảy xuống Biên Hòa chặn Bắc Việt?

Việc Trung Quốc tìm cách can thiệp chính trị vào Miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam là điều không mới, nhưng một kế hoạch can thiệp ở cấp độ “quân sự,” với việc tung vào hai sư đoàn Nhảy Dù để đánh chặn Quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, lại là điều ít người biết đến. 

Bí mật lịch sử này lần đầu được Tiến sĩ sử học George Jay Veith tiết lộ trong phần “Tay chơi cuối cùng: Trung Quốc” thuộc chương 24, “Ta sẽ tuốt gươm”trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh” xuất bản năm 2021.

Nhân dịp 30/4, RFA phỏng vấn TS. Jay Veith về bí mật lịch sử này. 

Chiếc thuyền bị lật trên biển làm cho 14 người Việt (9 nam và 5 nữ) bỏ mạng. Họ vượt biên bằng đường bộ sang Phúc Kiến, rồi từ đó mua ghe đi sang Đài Loan. Nhưng chuyến vượt biển không thành. Ảnh minh họa: FB Tuấn Nguyễn

‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…’

Vậy là 14 người chết trên biển Đài Loan đều là người Việt. Tất cả đều xuất phát từ miền Bắc. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo — theo như một người trong cuộc nói thật.

Hơn 45 năm rồi mà người Việt vẫn còn ra đi…

Màn bắn pháo hoa tại khu vực đầu đường hầm Sài Gòn tối 30/4/2022 thu hút hàng ngàn người xem. Ảnh chụp từ FB Lâm Bình Duy Nhiên

Bi kịch của một dân tộc

Ngày 30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

Cộng đồng người Việt diễn hành ở Washington DC năm 2013. Ảnh: AFP

Sau 47 năm, các biểu tượng VNCH vẫn là điều cấm kỵ với Hà Nội

“Tôi cho rằng đó là hành động ngây ngô và con nít của một chính phủ không trưởng thành và không tự tin. Nếu một chế độ mạnh mẽ, vững vàng và được người dân tin yêu một lòng đứng dưới cờ đảng như cách mấy ông lãnh đạo thường nói thì mắc mớ gì phải sợ lá cờ vàng.

Cái đó là biểu hiện không những của sự yếu ớt của chế độ, mà đó là sự cố tình muốn khỏa lấp quá khứ, che đậy quá khứ.” (ông Hoàng Ngọc Diêu, Úc)