30 tháng 4

47 năm, ai là “bên thắng cuộc,” ai là bên thua cuộc?

Nhân dịp ngày “triệu người vui, triệu người buồn,” người Việt nên chăng nhìn về đoạn đường 47 năm đã qua với một đôi mắt mở to, khách quan và tôn trọng sự thực? Người Việt được gì, mất gì? Thân phận của những “chủ nhân đất nước” ở xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa hôm nay ra sao? Tương lai nào đang chờ đợi?

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Sài Gòn Thương Mến

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy là “bộ đội giải phóng” vào Sài Gòn tháng Tư, năm 1975. Yêu Sài Gòn nên ông đã lên tiếng. “Sài Gòn thương mến” là một trong 6 bài thơ của ông. Nay ông bị kết án 11 năm tù vì đấu tranh cho quyền làm người.

Tờ lịch ngày 30/4/1975 và thàm trạng bắt đầu.

Ngày 30 tháng Tư – Mãi mãi không quên

Ngày 30/4 không giống như các ngày Anzac Day, ngày 11/9, ngày các Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Nhì chấm dứt khi người ta có thể tổng kết con số những người đã nằm xuống; Ngày 30/4 chỉ là khởi đầu của một cuộc sát hại, âm thầm nhưng tàn khốc, hàng nhiều triệu con người Việt Nam mà tới giờ vẫn chưa chấm dứt. Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên Ngày 30/4.

Ngày 30/4 đã, đang, và sẽ mãi mãi là Ngày Tưởng Nhớ Tất Cả Những Nạn Nhân Của Cộng Sản, Còn Sống Hay Đã Nằm Xuống. Để nhớ và để không bao giờ lặp lại!

Thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư

Ba bạn trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư? Những suy nghĩ này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ?

“Ngày 30 tháng Tư mà tôi biết rất khác. Lớn lên ở Hà Nội, tôi chứng kiến những buổi lễ ăn mừng lớn. Nhưng chiến tranh có hai mặt. Ở đây, 30 tháng Tư là một ngày buồn thảm. Nhiều người đã bỏ ra cả ngày trời để buồn nhớ lại những mất mát đối với rất nhiều người.”

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi thì nhà cầm quyền CSVN gia tăng siết chặt thông tin, kiểm duyệt người xử dụng mạng lẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mạng xã hội.

Cộng Sản Việt Nam lợi dụng đại dịch COVID-19 siết mạng xã hội

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và nhân loại đang phải vất vả đối phó với số lượng người nhiễm và tử vong ngày càng gia tăng, thì tại Việt Nam có hai sự kiện xảy ra liên quan đến việc siết chặt mạng xã hội làm cho những người dân xử dụng, các công ty cung cấp dịch vụ lẫn các cơ quan nhân quyền quốc tế đều rất quan tâm và lo ngại.

Xe tăng quân Miền Bắc cổng Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975.

Sau 45 năm ‘giải phóng’ Miền Nam

Tâm tình của một phụ nữ sinh sau năm 1975 và đang sống tại Việt Nam.

45 năm trước, chiếc xe tăng của “phe chiến thắng” ủi sập cổng Dinh Độc Lập – chỉ là cái bánh xích sắt rỉ sét với sự huỷ diệt thô lỗ; nhưng nó không là biểu tượng của trí tuệ và nhân bản. Nó – không đem lại trí tuệ. Nó – không phải hình ảnh đại diện của sự “giải phóng” mà là biểu tượng của sự cướp phá và hủy diệt. Chỉ có sự biến mất vĩnh viễn của nó mới đem lại mùa xuân mới trên đất nước này.

Đa nguyên và khai phóng là nền tảng phát huy tiềm lực đại khối toàn dân

Rõ ràng 45 năm nhìn lại sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 nhu cầu sinh tử của Việt Nam không phải là phát triển kinh tế, gia tăng tổng sản lượng GDP mà chính là thay đổi thể chế chính trị để cho mỗi người dân được tự do thực hiện ước mơ của chính mình, đóng vào góp vào ước mơ Việt Nam: Tự do, Dân chủ, Thịnh vượng.

Phạm Minh Hoàng: So sánh nền giáo dục VNCH và nền giáo dục CSVN

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng giải thích về sự khác biệt giữ nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà và nền giáo dục Cộng Sản.

45 năm qua, đảng CSVN đã tàn phá nền giáo dục như thế nào? Và đến bao giờ đất nước mới thoát ra khỏi cảnh u tối của ngày hôm nay?

Mức độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng tệ hại.

Môi trường sống đang chết dần bởi bàn tay quan chức Cộng Sản

Sau hơn ba mươi năm, đất nước Việt Nam núp bóng dưới mỹ từ “đổi mới”, nhưng môi trường sống lại trở nên ngày một tồi tệ đến mức nguy hiểm đến cuộc sống và tính mạng người dân. Tình trạng ô nhiễm diễn ra khắp nơi, từ biển khơi tới rừng núi cao, từ hải đảo Phú Quốc đến thung lũng Tây Bắc. Câu nói cửa miệng của mọi người Việt Nam hiện nay là “mọi thứ đều bị ô nhiễm.”

Vì sao hạt gạo Việt Nam thua xa hạt gạo Thái Lan?

Việt Nam là xứ sở của lúa gạo, với những cánh đồng ruộng trù phú, từng là quốc gia xuất cảng gạo nhất nhì Đông Nam Á.

Sau 45 năm thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, tuy Việt Nam hiện là nước xuất cảng gạo nhiều thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan; nhưng phẩm chất không những không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan mà cả với gạo Campuchia.

Đây không chỉ là nghịch lý mà còn nói lên tư duy phát triển lúa gạo nói riêng và nông nghiệp nói chung của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, chạy đua theo số lượng hơn là chất lượng.

Những bài học lịch sử từ 45 năm qua

Nhân đánh dấu 45 năm biến cố 30 tháng Tư, chúng ta cần nhìn lại một số điều như những bài học cần rút tỉa, để tránh được những lầm lỡ tai hại, giúp lịch sử dân tộc được sang trang, khép lại những tháng ngày đen tối và mở ra một chân trời mới bình an, hạnh phúc…

Nhật Bản vươn lên từ đống tro tàn sau khi bại trận tháng 9/1945 bằng nỗ lực của cả dân tộc, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ cựu thù là Mỹ và phe đồng minh.

Tháng Tư – nhìn người, nhìn lại mình

Không có gì có thể bào chữa cho tội ác của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, dân tộc. Song việc một đảng cầm quyền bất tài, bất lực, phản dân hại nước như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay thì điều đó không thể đổ lỗi cho số phận hay chỉ là trách nhiệm của riêng Đảng Cộng Sản nữa, mà chính toàn thể người Việt Nam, trong và ngoài nước, phải cùng gánh trách nhiệm này.