Tháng Tư – nhìn người, nhìn lại mình

Nhật Bản vươn lên từ đống tro tàn sau khi bại trận tháng 9/1945 bằng nỗ lực của cả dân tộc, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ cựu thù là Mỹ và phe đồng minh.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên thế giới, có nhiều dân tộc mà tôi nể phục, trong số đó có người Đức, người Nhật và người Do Thái.

Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, người Đức đã từng là một trong những dân tộc bị ghét nhất dưới thời Hitler. Nước Đức dưới thời Hitler là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, đã giết chết từ 50 đến 85 triệu người bao gồm các vụ thảm sát, diệt chủng của Holocaust, ném bom chiến lược, chết vì đói và bệnh tật, và sử dụng vũ khí hạt nhân. Hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã bị cầm tù, bị sát hại trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã và các trại hủy diệt, hoặc bị bắn vì bị nhà nước phát xít Đức xem là không thuần chủng, “không được mong muốn”. Mặt khác, người Đức cũng trải qua hai “kiếp nạn” lớn nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, cũng đã từng chịu cảnh chia đôi đất nước. Nhưng họ đã đi qua cả hai “kiếp nạn” đó, đã thống nhất đất nước trong êm đẹp, đã dũng cảm nhìn lại và không chối bỏ những sai lầm, những tội ác của cha ông trong quá khứ.

Người Nhật cũng từng gây nhiều tội ác với các dân tộc khác như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Miến Điện, Philippines… trong giai đoạn phát xít, và họ đã có rất nhiều hành động chuộc lỗi chẳng hạn thông qua các nguồn viện trợ hào phóng, xét xử những tội phạm chiến tranh… Mặt khác, là nước đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng họ đã nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại bằng nỗ lực của cả dân tộc, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ “kẻ thù” là Mỹ và phe đồng minh.

Không có mấy dân tộc nào phải chịu cảnh lưu vong hàng ngàn năm như dân Do Thái, nhưng trải qua hàng ngàn năm lưu vong đó họ vẫn giữ được ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, tôn giáo của mình, đoàn kết hỗ trợ nhau ở xứ người, và dù sống ở đâu họ cũng thành đạt, đa phần làm thầy chứ không làm tớ thiên hạ. Đến khi có điều kiện lập quốc, một số lượng lớn người Do Thái đã trở về xây dựng đất nước, những ai không trở về thì cũng gửi tiền hoặc tìm cách này cách khác để đóng góp cho quê hương. Và mặc dù là một quốc gia nhỏ bé lọt thỏm giữa khối Ả Rập chung quanh, đất nước Israel của dân Do Thái đã không bị các nước Ả Rập nuốt chửng mà ngược lại, vững vàng, mạnh mẽ về kinh tế cho tới quân sự, quốc phòng.

Đức, Nhật, Do Thái ngày nay đều là những quốc gia giàu mạnh, tự do, dân chủ. Người Đức, người Nhật, người Do Thái đều là những dân tộc thành công.

Nếu như số phận của một con người phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của người đó thì số phận của một dân tộc cũng vậy. Cả ba dân tộc Đức, Nhật, Do Thái đều có những điểm chung làm nên số phận của mình. Có thể kể ra khá nhiều nhưng có lẽ 3 điểm chung lớn nhất là: Có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc rất lớn. Biết học những bài học từ những sai lầm trong lịch sử. Có khát vọng xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập, hùng cường, có vị thế, được kính trọng trên thế giới.

Nhìn lại Việt Nam, trong thế kỷ XX, chiến thắng của Đảng Cộng Sản vào ngày 30/4/1975 đã mở ra một chương sai lầm nhất, bi kịch nhất, oái ăm nhất trong lịch sử Việt Nam.

Không có gì có thể bào chữa cho tội ác của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, dân tộc.

Song việc một đảng cầm quyền bất tài, bất lực, phản dân hại nước như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay thì điều đó không thể đổ lỗi cho số phận hay chỉ là trách nhiệm của riêng Đảng Cộng Sản nữa, mà chính toàn thể người Việt Nam, trong và ngoài nước, phải cùng gánh trách nhiệm này.

Câu trả lời cho việc bao giờ thì người Việt có thể bước qua một trang sử mới và không còn phải dằn vặt khi nhìn lại sự kiện ngày 30/4/1975, nằm trong tay người dân Việt.

Song Chi

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.