Sám hối

Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thi sĩ Thâm Tâm trong bài thơ “Tống Biệt Hành” đã có những câu thơ làm xao xuyến lòng người:

Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Đây là tâm trạng của người ra đi vẫy vùng chí kiêu hùng. Không ít những người cũng ra đi nhưng là vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Chỉ khác là có những người bị buộc phải ra đi. Không phải là tự nguyện quên em như “hơi rượu say.”

“Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.”

Cảm xúc của người chí sĩ thuở ban đầu ấy hào hùng đó nhưng sẽ còn bi ai hơn khi nghiệp lớn không thành: nước mất nhà tan. Không ít những chí sĩ ấy cuối cùng cũng phải ngậm đắng nổ phát súng oan nghiệt cuối cùng, không phải vào kẻ thù mà vào chính mình. Đó là những tiếng súng tuẫn tiết của những vị tướng của Miền Nam – của Việt Nam Cộng Hòa. Để chấm dứt để chia ly vĩnh viễn cõi đời ô trọc khi mà những kẻ chiến thắng lại là người đã nổ súng trong ngày Tết Mậu Thân 1968 sát hại đồng bào mình.

Và rồi có những người buộc phải ra đi, phải lao vào tử lộ để tìm sự sống mà chính họ cũng chẳng biết đâu là ngày mai: thuyền nhân và “cải tạo.”

Và với người Việt, đó là biến cố của ngày 30/4/1975 mà như Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng thừa nhận là “có triệu người vui có triệu người buồn.”

Khi trải qua cuộc Thế chiến thứ II, hàng triệu người Do Thái bị đẩy vào các trại tập trung để bị đày ải. Một cuộc khủng hoảng cho những người sống sót là tại sao người ngủ khu với mình lại chết trước mắt còn bản thân thì thoát nạn. Nỗi ám ảnh kinh hoàng đó đã để lại sang chấn tâm lý tình cảm nghiêm trọng những người còn sót lại. Nhiều người coi sự may mắn được sống đó lại là tội lỗi và cả nỗi đau thể xác lẫn tâm linh cho họ đến cuối cuộc đời (nếu không được chữa trị).

Không ít người Việt Nam sau biến cố 30/4/1975 cũng trải qua một chấn động tâm lý tương tự. Hàng triệu con người, chỉ trong một sớm một chiều, từ công dân họ thành thành phần “bọn ngụy – ngụy quân ngụy quyền…” Từ một người đang sống cuộc sống tự do của dân Miền Nam nay tự dưng mất trắng. Và tính mạng bị vắt vẻo qua những hàng thép gai, là nỗ lực leo lên các không trục vận cuối cùng tại đại sứ quán Mỹ. Hay là những ngày tháng dài đằng đẵng trên thuyền nan giữa biển khơi. Có không ít người chờ đợi mòn mỏi trong các trại tị nạn của các nước láng giềng, nhưng rồi có người bị sót lại.

Một câu hỏi muôn thuở và đầy nhức nhối “Trời xanh thấu chăng? Vì sao kẻ ác mãi thắng thế và người công chính bị tơi tả dập bầm?”

Đây không phải là lời tự vấn mới nhưng chỉ những người đã trải qua trầm luân cuộc đời thì mới thấy nhói đau thế nào? Ai sẽ lý giải cho một cuộc chiến nồi da xáo thịt? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tang thương của cuộc chiến và cả thảm trạng nhân đạo vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam: thuyền nhân?

Tôi không phải là một trong số những thuyền nhân năm xưa. Nhưng tôi biết ngay trong thời điểm này, có không ít người vẫn đang phải lưu vong trên chính quê hương mình hoặc phải tất bật nơi xứ người.

Có không ít những giọt nước mắt được chôn chặt trong tim của nhiều người. Chẳng ai muốn lìa bỏ quê hương mình cả. Chẳng ai muốn phải bỏ mình trong những chuyến xe tử thần để vượt biên bằng đủ hình thức cả. Thảm cảnh 39 nạn nhân Việt bị tử vong trên xe đông lạnh vào Anh Quốc, vừa là tiếng khóc vừa là tiếng than của giới trẻ: quê hương có còn là “chùm khế ngọt”?

Trong tiếng xin lỗi, trong lời chia tay và những chuyến lên đường của ngày nay không bằng một phần của những ngày xưa đen tối: 30/4/1975. Nhưng cũng đủ để làm nghẹn nơi cổ họng và mí mắt những giọt lệ cho thân phận của chính mình. Là những đêm dài gặp ác mộng. Và người ta chỉ còn sống trong hoài niệm, sống trong nỗi nhớ nhung như một lần ra đi sinh tử.

Được bước lên đúng con tàu và đi đến được bến bờ mơ ước thì đó là may mắn lớn. Nhưng có ai biết không ít lần những câu hỏi “vì sao”: vì sao cái ác luôn thắng thế? Mà quả thật những kẻ gian manh giảo hoạt trong bất kỳ một lĩnh vực nào thường là người thắng cuộc. “Bên thắng cuộc” ấy cũng chẳng một chút từ tâm: trại cải tạo, khu kinh tế mới, tịch thu gia sản… là bằng chứng. Dù có lấy bao nhiêu việc hay thành công khác để bù để trám vào thì vẫn là một vết thương lòng.

Nhạc sĩ Minh Trân trong một bài hát của mình đã mô tả một phần tâm trạng chơi vơi đó chính là “đường gai dương thế.” Nơi mà những trẻ thơ mắt lạc lõng giữa dòng người. Và các bản nhạc khác nữa của những người lữ hành, những thân phận trôi nổi bèo dạt.

“Ôi! Mẹ ôi! Đời con bao năm tháng qua, kiếp sống phong trần đây đó bao lần tình Mẹ vắng xa. Rồi con yếu đuối, ngã trên đường gai dương thế…”

Bản thân tôi chỉ dần được chữa lành những xúc cảm tâm lý của mình sau nhiều tháng ngày tập “tha thứ” cho chính mình. Nhưng như ngày hôm nay tôi lại phải rùng mình và những cảm xúc xen lẫn khi nhìn những trẻ thơ trong ngày 30/4/1975. Một cái giá quá đắt cho một cuộc chiến. Nhưng một sự rẻ rúng cho hàng chục năm được gọi là hòa bình. Để rồi giờ đây sự thật bẽ bàng là tổ quốc đã bị lợi dụng, dân lành chỉ là công cụ cho một cuộc chiến phi nghĩa.

Khi mà Trung Cộng đang ngang tàng trên quê hương ta, khi mà Biển Đông dậy sóng, khi mà kinh tế, chính trị, quân sự bị chi phối lệ thuộc nước láng giềng. Và thê thảm thay, lời phản đối của dân chúng lại bị trừng phạt bởi những kẻ cầm quyền: án tù cho những cựu binh như nhà thơ Trần Đức Thạch (mới bị bắt lần hai) hay Lê Đình Lượng, cho sinh viên và roi đòn cho những người biểu tình chống “Luật đặc khu.”

Và đó là lúc những vết thương lại rỉ máu, khi vẫn còn những bước chân ra đi và những tiếng ca trong bữa tiệc ngày đổ máu. Ngẫm mà xem, chúng ta trong tư cách quốc gia đã có gì xứng đáng để tự hào – hay là những tượng đài cao to?

Sám hối!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.