Ngày sinh hoạt đấu tranh 30/4 của Người Việt Tự Do tại Berlin, Đức Quốc

Biểu tình lên án tội ác của chế độ độc tài toàn trị CSVN đồng thời tố cáo chính sách bành trướng của Trung Cộng, xâm lấn biển đảo Việt Nam do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức tại Cổng Brandenburg, Berlin, Đức Quốc hôm 29/4/2023
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đúng 12 giờ trưa ngày 29 tháng Tư, 2023 phần một trong bốn phần của ngày sinh hoạt 30/4 của người Việt yêu tự do tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã bắt đầu trước đại sứ quán CSVN bằng nghi thức chào cờ Đức – Việt và phút mặc niệm ghi ơn công đức tiền nhân, tưởng nhớ các nạn nhân cộng sản.

Khoảng 100 tham dự viên gặp nhau tay bắt mặt mừng vì vẫn còn gặp mặt nhau được trong những buổi biểu tình thế này.

Bà Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Ngưòi Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức mở đầu ngày sinh hoạt với lời chào mừng và cám ơn đại diện các hội đoàn và tham dự viên hiện diện. Bà sơ lược về biến cố 30/4/1975 đã dìm đất nước vào bao tai họa liên quan đến số phận hàng chục triệu gia đình và ý nghĩa của ngày bắt đầu thảm họa cho cả nước này.

Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Ngưòi Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức mở đầu ngày sinh hoạt đấu tranh 30/4 bằng diễn văn khai mạc cuộc biểu tình trước Đại sứ quán CSVN tại Berlin (tòa nhà phía sau)
Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Ngưòi Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức mở đầu ngày sinh hoạt đấu tranh 30/4 bằng diễn văn khai mạc cuộc biểu tình trước Đại sứ quán CSVN tại Berlin (tòa nhà phía sau)

 

Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nürnberg và vùng phụ cận bằng giọng nói hùng hồn đã lên tiếng tố cáo tội ác của chế độ CSVN và chính sách trả thù người dân miền Nam thay vì thực hiện chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc như họ vẫn tuyên truyền cho đến tận bây giờ.

Ông Nguyễn Thanh Văn đại diện Ủy Ban Điều Hợp Các Công Tác tại CHLB Đức tiếp lời hai vị phát biểu trước. Ông tố cáo CSVN dùng chính sách dùng vũ lực của công an, nhà tù và tòa án để đàn áp mọi tiếng nói phản biện của dân. Đồng thời, ông tố cáo CSVN không lên tiếng khi Trung Cộng chiếm một phần quần đảo Trường Sa cũng nhưng độc chiếm Biển Đông.

Ông Nguyễn Thanh Văn - đại diện Ủy Ban Điều Hợp Các Công Tác tại CHLB Đức - tố cáo chính sách CSVN dùng vũ lực của công an, nhà tù và tòa án để đàn áp mọi tiếng nói phản biện của người dân
Ông Nguyễn Thanh Văn – đại diện Ủy Ban Điều Hợp Các Công Tác tại CHLB Đức – tố cáo chính sách CSVN dùng vũ lực của công an, nhà tù và tòa án để đàn áp mọi tiếng nói phản biện của người dân

 

Ông Nguyễn Đình Phúc, Hội Trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg phát biểu bằng Đức ngữ về ý nghĩ ngày 30/4.

Cuối cùng, đặc biệt anh Lê Đình Hiếu, con trai tù nhân lương tâm đang bị CSVN giam cầm với bản án nặng nề 20 năm, đã được mời lên phát biểu. Anh cám ơn các cộng đồng người Việt khắp nơi sau 48 năm vẫn quan tâm đến đất nước và những người đấu tranh cho nhân quyền trong nước, đã quan tâm đến và hỗ trợ gia đình anh và những TNLT Việt Nam khác.

Xen kẽ giữa những phát biểu là những bản hùng ca với thiết bị âm thanh tuyệt vời do anh Phan Đình Vĩnh Điệp đảm trách như “Hãy Lên Tiếng,” “Việt Nam Quê Hương ngạo nghễ”…

Biểu tình trước Đại sứ quán CSVN tại Berlin hôm 29/4/2023
Biểu tình trước Đại sứ quán CSVN tại Berlin hôm 29/4/2023

 

Suốt gần 1 giờ biểu tình trời rỉ rả mưa phùn. 12°C tuy không lạnh lắm nhưng những cơn gió khá mạnh đủ làm run người đối với những ai mặc không đủ ấm.

Sau gần 1 giờ biểu tình, Ban tổ chức nhanh chóng thu dọn các phương tiện như băng rôn, giàn âm thanh để di chuyển đến mục tiêu kế tiếp của chương trình ngày sinh hoạt.

Biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng

Năm nay đoàn biểu tình được cảnh sát an bài vị trí sát cổng chính của tòa đại sứ Trung Cộng. Lúc này đoàn biểu tình đông hơn trước vì một số tham dự viên đến trễ do đường đi quá xa.

Địa điểm sát trên cầu bắt ngang dòng sông Spree của Berlin. Gió mạnh hơn các nơi khác. Rừng cờ vàng bay phất phới trông rất đẹp mắt, thu hút khách bộ hành hơn dù ở đây không nhiều người qua lại. Lúc này trời đã tạnh mưa.

Biểu tình trước Đại sứ quán Trung Cộng tại Berlin hôm 30/4/2023
Biểu tình trước Đại sứ quán Trung Cộng tại Berlin hôm 29/4/2023

 

BS Mỹ Lâm lên tiếng tố cáo chính sách bành trướng của Trung Cộng sau nghi thức khai mạc. Bà phát biểu bằng tiếng Đức, nói về nền kinh tế Trung Cộng đang hiện diện và chi phối nhiều sinh hoạt kinh tế và đời sống người dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Bảo cũng có bài phát biểu bằng tiếng Đức, tố cáo những tham vọng bá quyền của Trung Cộng không chỉ ở Việt Nam mà còn khắp thế giới. Ngoài ra còn có sự lên tiếng bằng tiếng Đức từ đại diện Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Bremen mà ông Trần Văn Các là đại diện.

Các tham dự viên chia nhau cầm cờ, biểu ngữ và đứng rất có trật tự theo sự sắp xếp của Ban tổ chức. Trước cổng Đại sứ quán Trung Cộng đã vang lên âm thanh của các khẩu hiệu song ngữ đòi Trung Cộng trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam và cút khỏi Biển Đông, tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam,… Và dĩ nhiên không thể thiếu những bài hùng ca.

Trước Cổng Brandenburg

Phần thứ ba của chương trình diễn ra trên quãng trường Pariser Platz trước Cổng Brandenburg (tiếng Đức: Brandenburger Tor) như từ nhiều năm trước và bắt đầu khoảng 15g30.

Sau nghi thức thường lệ BS Mỹ Lâm đề cập đến thảm trạng đất nước sau 48 năm bị CSVN cai trị bằng bàn tay sắt.

Biểu tình lên án tội ác của chế độ độc tài toàn trị CSVN đồng thời tố cáo chính sách bành trướng của Trung Cộng, xâm lấn biển đảo Việt Nam do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức tại Cổng Brandenburg, Berlin, Đức Quốc hôm 29/4/2023
Biểu tình lên án tội ác của chế độ độc tài toàn trị CSVN đồng thời tố cáo chính sách bành trướng của Trung Cộng, xâm lấn biển đảo Việt Nam do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức tại Cổng Brandenburg, Berlin, Đức Quốc hôm 29/4/2023

 

Bà Fleischer đại diện Tổ Chức Ki Tô Hữu Chống Tra Tấn (ACAT) được mời lên máy vi âm nhắc nhở đến tội ác của các chế độ độc tài toàn trị như Trung Cộng, CSVN nơi con người thường xuyên bị tra tấn.

Ông Nguyễn Thế Bảo nói về việc CSVN đã để mất nhiều phần lãnh thổ ông cha Việt để lại về tay Trung Cộng vì cần chỗ dựa để đảng CSVN có thể tồn tại. Ông tố cáo Trung Cộng liên tục bắn giết ngư dân Việt ngay trên lãnh hải Việt Nam. Ông bày tỏ sự đoàn kết với các dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng đang bị Trung Cộng cai trị, và cả với dân Đài Loan đang bị áp lực nặng nề từ Bắc Kinh.

Đặc biệt, đại diện một tổ chức phi chính phủ (NGO) từ Đài Loan đã gửi thư đến Ban tổ chức biểu tình, bày tỏ tình liên đới đến với người Việt tự do và chia sẻ những giá trị về dân chủ, nhân quyền.

Sau đó đoàn người biểu tình được Ban tổ chức hướng dẫn diễn hành quanh Pariser Platz trong tiếng nhạc của những bài hát đấu tranh, đặc biệt là bài nhạc mới “Hoàng Trường Sa mãi mãi là của ta” và tiếng hô vang dội các khẩu hiệu tốgiác tội ác của CSVN và đòi tự do, nhân quyền cho đất nước.

Sau hơn một giờ sinh hoạt, đoàn người giải tán để đến địa điểm cuối cùng của ngày sinh hoạt.

Nhà thờ Tin Lành Lukaskirche

Khoảng 17g30 đã diễn ra nghi thức cầu nguyện Phật Giáo. Kế đến, bà Mục sư Mary Buteyn, phụ tá mục vụ giáo xứ St. Lukas, Berlin , người đã tạo điều kiện thuận tiện cho đoàn biểu tình tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ đấu tranh, đã hướng dẫn mọi người cầu nguyện theo nghi thức Tin Lành.

Đốt nến tưởng niệm các nạn nhân của CSVN và cầu nguyện cho Đất Nước tại Nhà thờ Tin Lành Lukaskirche, Berlin hôm 29/4/2023
Đốt nến tưởng niệm các nạn nhân của CSVN và cầu nguyện cho Đất Nước tại Nhà thờ Tin Lành Lukaskirche, Berlin hôm 29/4/2023

 

Sau khi thắp nến trên bản đồ Việt Nam trong tiếng ca bài “Kinh hòa bình,” mọi người được mời dùng bánh mì bò kho rất ngon miệng do vợ chồng Huệ – Giang từ Pinneberg khoản đãi.

Cư sĩ Trí Lực từ Thụy Điển sang đã mang theo hơn 20 quyển hồi ký của ông để phổ biến tại chỗ và dùng số tiền đó để ủng hộ Ban tổ chức.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người luôn năng nổ trong đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, cũng là cựu TNLT, đang sống tại Đức được Ban tổ chức mời lên chia sẻ ngắn về công việc đấu tranh của ông.

Ban tổ chức đã cho phát video lời chia sẻ của Dân biểu Peter Heidt, dân biểu Quốc hội Đức, Phát ngôn viên của đảng FDP về Nhân Quyền, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức. Đọc thư của NGO Tổ chức Pháp lý Hàn Quốc.

Phần văn nghệ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như bài thơ của Hòa thượng Thích Quảng Độ do Cư sĩ Trí Lực diễn ngâm; của bà Bích Thủy; bài hát của ca nhạc sĩ Gabi Uhl, chủ tịch Tổ Chức Chống Án Tử Hình, Đức Quốc (bài “Don’t give up”). Ca sĩ Thụy Uyển đảm nhận phần MC cùng Nhạc sĩ Cao Thình từ Hannover cống hiến những bài hát rất hay như “Nhận diện bản sắc,” “Chúng đi buôn.” Đặc biệt, anh Vĩnh Điệp làm bừng bừng khí thế hội trường với bài “Con đường Việt Nam” của nhạc sĩ lừng danh Việt Khang.

Ngoài ra còn có lời chào mừng của ông Martin Patzelt, cựu dân biểu Quốc hội Đức, cựu thành viên Ủy Ban Nhân Quyền QH Đức, người đã từng về Việt Nam thăm viếng thân nhân các TNLT mà vì lý do kỹ thuật nên Ban tổ chức nhận trễ.

Ngày sinh hoạt chấm dứt lúc 21g để lại nhiều lưu luyến trong lòng người tham dự. Mọi người hẹn nhau lần biểu tình tới.

Tường trình từ Berlin

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.