21 Tổ chức kêu gọi Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ bảo vệ người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan

Ông Filippo Grandi, Cao ủy LHQ về Người tị nạn. Ảnh: UNHCR
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

18 tháng 5, 2023

Ông Filippo Grandi
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc
94 Rue de Montbrillant
Geneva, Switzerland

Kính gửi Ngài Cao Ủy Tỵ Nạn,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm về tình trạng an nguy của những người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan, đang gặp nguy cơ bị bắt cóc và cưỡng bách trở về Việt Nam bởi đặc vụ của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Vụ bắt cóc blogger Đường Văn Thái vào ngày 11 tháng 4, 2023 là vụ thứ nhì mà đặc vụ Việt Nam bắt cóc người tỵ nạn tại Thái và cưỡng bách họ trở về Việt Nam để bị xét xử vì các bài viết của họ. Có lẽ Ông đã biết, Đường Văn Thái (dùng bút hiệu Thai Van Duong) chạy trốn qua Thái Lan vào năm 2018 và nộp đơn xin quy chế tỵ nạn và đang chờ được định cư ở nước thứ ba theo chương trình Tái Định Cư Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc.

Vào tháng Giêng 2019, ký giả Trương Duy Nhất cũng tình nghi là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Thái Lan trong khi xin tỵ nạn. Nhà cầm quyền Việt Nam sau đó kết án ông Trương Duy Nhất 10 năm tù giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.”

Những vụ bắt cóc này, và bị giam giữ tùy tiện sau đó, là sự vi phạm trắng trợn luật lệ quốc tế về tỵ nạn và nhân quyền. Những hành vi đàn áp xuyên quốc gia này được các chế độ hà khắc sử dụng để tiếp tục bịt miệng và đe dọa quyền tự do biểu đạt của những tiếng nói đối kháng, vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Chúng tôi kêu gọi Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ chú tâm đặc biệt đến các trường hợp này và có những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan không bị bắt cóc và cưỡng bách về lại Việt Nam. Các biện pháp bao gồm:

– Thực hiện các lượng giá rủi ro cho những người xin tỵ nạn đã được cấp quy chế tỵ nạn nhằm xác định xác suất bị tấn công bạo hành, kể cả bắt cóc và cưỡng bách về Việt Nam, và để tiến hành các biện pháp bảo vệ cụ thể.

– Thúc đẩy nhanh hơn thủ tục tái định cư đệ tam quốc gia, để có được một nơi an toàn hơn là Thái Lan cũng như tránh bị cưỡng bách về Việt Nam.

Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền hạn và sự an nguy của người tỵ nạn. Chúng tôi đề nghị Ông kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức cho các ông Đường Văn Thái, Trương Duy Nhất và những người tỵ nạn hay các nhà bảo vệ nhân quyền khác đã bị bắt cóc tại nước ngoài đem về Việt Nam.

Cảm ơn Ông đã lưu tâm đến việc này.

Trân trọng,

Các chữ ký của

Ms Nathalie Seff, Executive Director, ACAT France
Mr. Christoph Schürhaus, ACAT Germany (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Belgium
ACAT Burundi
ACAT Canada
ACAT Ghana
ACAT Liberia
ACAT Spain/Catalonia
ACAT United Kingdom
Dr. Pavin Chachavalpongpun, Founder, 112WATCH
Mr. Sébastien Desfayes, Chairman, Cosunam
Ms Doreen Chen, Executive Director, Destination Justice
Ms Claire Doran, member of the International Board of FIACAT
Mr. Jean-Daniel Vigny, member of the International Board of FIACAT
Justice Transitional Working Group
Ms Talita Pessoa, PEN/Barbey Freedom to Write Center Program Director, PEN America
Mr. Peter Dahlin, Director, Safeguard Defenders
Lawyer Nguyen Van Dai, Chairman, The Brotherhood for Democracy
Mr. Duy Hoang, Executive Director, Viet Tan
Mr. Daniel Bastard, Asia-Pacific Director, Reporters Without Borders (RSF)
World Organisation Against Torture (OMCT)

Nguyên bản Anh ngữ:

May 18, 2023

Mr. Filippo Grandi
United Nations High Commissioner for Refugees
94 Rue de Montbrillant
Geneva, Switzerland

Dear High Commissioner for Refugees,

We are writing to express our concern about the safety and wellbeing of Vietnamese refugees and asylum seekers in Thailand, who are at risk of abduction and refoulement by agents of the Socialist Republic of Vietnam.

Blogger Duong Van Thai’s disappearance on April 14, 2023, is the second known case in which Vietnamese agents reportedly abducted a Vietnamese refugee in Thailand and forcibly returned the individual to Vietnam to face persecution for their writings[1]. As you may be aware, Duong Van Thai (who publishes under the name Thai Van Duong) fled to Thailand in 2018 and applied for refugee status, waiting to be relocated to a third country under the UN Refugee Resettlement program.

In January 2019, journalist Truong Duy Nhat was also allegedly abducted in Thailand by Vietnamese security agents while seeking asylum. The Vietnamese authorities subsequently sentenced Truong Duy Nhat to 10 years of imprisonment for “abusing his position and power while on duty.”

These reported abductions, followed by arbitrary detention, are a clear violation of international refugee law and human rights law. These acts of transnational repression are also conducted as a means for repressive regimes to continue to silence and threaten the freedom of expression of dissident voices, even beyond national borders.

We urge the UNHCR to pay closer attention to these cases and take all necessary measures to protect Vietnamese refugees and asylum seekers in Thailand from abduction and refoulement. This includes:

– Carrying out risk assessments of Vietnamese asylum seekers and individuals granted refugee status in order to determine the risk of physical attacks, including abductions and illegal transfer to Vietnam that they face, and implement effective protection measures

– Speeding up the resettlement procedure in a third country for refugees in order to provide a safe and secure alternative to remaining in Thailand or being forcibly returned to Vietnam.

The UNHCR has a vital role to play in protecting the rights and safety of refugees and asylum seekers. We urge you to call on the Vietnamese government to immediately release Duong Van Thai, Truong Duy Nhat, and any other Vietnamese asylum seeker and/or human rights defender who was previously abducted on foreign soil.

Thank you for your attention to this matter.

Sincerely,

Signatures

Ms Nathalie Seff, Executive Director, ACAT France
Mr. Christoph Schürhaus, ACAT Germany (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Belgium
ACAT Burundi
ACAT Canada
ACAT Ghana
ACAT Liberia
ACAT Spain/Catalonia
ACAT United Kingdom
Dr. Pavin Chachavalpongpun, Founder, 112WATCH
Mr. Sébastien Desfayes, Chairman, Cosunam
Ms Doreen Chen, Executive Director, Destination Justice
Ms Claire Doran, member of the International Board of FIACAT
Mr. Jean-Daniel Vigny, member of the International Board of FIACAT
Justice Transitional Working Group
Ms Talita Pessoa, PEN/Barbey Freedom to Write Center Program Director, PEN America
Mr. Peter Dahlin, Director, Safeguard Defenders
Lawyer Nguyen Van Dai, Chairman, The Brotherhood for Democracy
Mr. Duy Hoang, Executive Director, Viet Tan
Mr. Daniel Bastard, Asia-Pacific Director, Reporters Without Borders (RSF)
World Organisation Against Torture (OMCT)

[1] https://rsf.org/en/vietnam-fails-reveal-fate-blogger-abducted-thailand

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.