24 Tổ chức XHDS trong ngoài nước Báo cáo vi phạm nhân quyền 2014

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2015

Kính gửi:
– Hội Đồng Nhân quyền LHQ
– Ông David Kaye, Báo cáo viên LHQ về Tự do Ý kiến và Ngôn luận
– Ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên LHQ về Tự do Tôn giáo
– Ông Michel Forst – Báo cáo viên LHQ về Người bảo vệ Nhân quyền,
– Ông Juan Ernesto Mendez – Báo cáo viên LHQ về Tra tấn Nhục hình,
– Ông Maina Kiai – Báo cáo viên LHQ về Tự do Hội họp và Lập hội
– Ông Mads Andenas – Nhóm đặc trách Bắt giữ tùy tiện
– Ông Pierre Vimont – Tổng thư ký Ủy ban Đối ngoại EU.
– Ông Scott Kofmehl, Ông Ryan Fioresi – Chuyên viên đặc trách VN của BNG Hoa Kỳ
– Đại sứ quán các nước tại Hà Nội: Malad Delphine (Cộng đồng EU), Felix Schwarz (Đức), Jenifer N. (Hoa Kỳ), Rose McConnell (Úc), Elenore Kanter (Thụy Điển), Sanjiv Ahluwalia (Anh), Ayesha Rekhi (Canada), Jean Philippe (Pháp), Tone Wroldsen (Na Uy), Kathryn Beckett (New Zealand), Sascha Muller (Thụy Sĩ).
– Các tổ chức Nhân quyền quốc tế: Brad Adams (HRW), Benjamin Ismail (RSF), Rupert Abbott (Amnesty International), Shawn Crispin (CPJ), Brittis Edman (CRDs), Billy Ford (Freedom House).

Đồng kính gửi:
– Quốc hội nước CHXHCNVN.

Kính thưa Quí Vị,

Chúng tôi, những tổ chức Xã hội Dân sự độc lập khẩn cấp báo động với tất cả Quí Vị và trước nhân dân thế giới về việc đàn áp những người lên tiếng tranh đấu cho Nhân quyền một cách trắng trợn, phi pháp và có hệ thống của Nhà nước Cộng hòa XHCNVN, đặc biệt trong năm 2014.

Chúng tôi xin đính kèm bản Báo cáo “Việt Nam: thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ và vi phạm nhân quyền 2014” minh chứng rõ ràng cho những vi phạm ấy, cùng những phân tích khách quan, đối chiếu sát sao những khuyến nghị của UPR. Chúng tôi cũng làm rõ chiến thuật che đậy của nhà cầm quyền VN trong những năm gần đây.

Bản báo cáo này tố cáo tính hai mặt trong chính sách nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đang tích cực thực hiện. Đó là làm cho quốc tế tin tưởng họ có thiện chí cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, trong khi họ vẫn tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị, nặng về đàn áp, không coi trọng tự do và nhân phẩm của người dân.

Chân thành cảm ơn Quý vị đã quan tâm và lên tiếng.

Trân trọng,

Danh sách các tổ chức XHDS đồng hành lên án vi phạm nhân quyền:

1. Bach Dang Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải.
2. Bauxite Việt Nam: Gs. Phạm Xuân Yêm, Gs. Nguyễn Huệ Chi.
3. Con đường Việt Nam: Ông Nguyễn Công Huân.
4. Diễn Đàn XHDS: Dr. Nguyễn Quang A.
5. Giáo hội Cao Đài, Khối Nhơn sanh: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng
6. Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ: MS. Nguyễn Hoàng Hoa
7. Giáo hội Mennonite thuần túy: MS. Nguyễn Mạnh Hùng.
8. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Ông.Nguyễn Bắc Truyển.
9. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn Văn Đài
10. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo: Cô Hà Thị Vân.
11. Hội Bầu bí Tương thân: Ông Nguyễn Lê Hùng.
12. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi.
13. Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts.Phạm Chí Dũng
14. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, cô Trần Thị Nga.
15. Hội thánh Tin lành Chuồng Bò: MS. Lê Quang Du.
16. Khối Tự do dân chủ 8406: Lm. Phan Văn Lợi.
17. Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
18. Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc: Anh Huỳnh Trọng Hiếu
19. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải.
20. Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm
21. Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu: Bà Trần Ngọc Anh.
22. Tăng Đoàn Giáo hội PGVNTN: HT.Thích Không Tánh.
23. Liên mạng truyền thông Báo-Động: Giám đốc Huỳnh Tâm. (Pháp)
24. Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền VN: Anh Nguyễn Khuê Tú (Canada)

Nguồn: Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.