4 sự kiện tồi tệ xấu xa nhất trong 60 năm cai trị của ĐCS Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

60 năm trôi qua kể từ ngày Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức nắm quyền hành trên đất nước Trung Hoa, và cũng kể từ đó đã xảy ra nhiều sự kiện tệ hại, khó phai trong lịch sử Trung Hoa. Hôm 1/10/2009, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, trên báo Epoch Times nhà báo Charlotte Cuthbertson đã vắn tắt 4 sự kiện chính, tệ hại nhất trong suốt chiều dài 60 cai trị của ĐCSTQ.

1. Chính sách “Đại Nhảy Vọt” và Nạn Đói (1958 – 1962):

Con số tử vong: 40 triệu

JPEG - 7.9 kb

Sau khi lên nắm chính quyền, ĐCSTQ đã thực hiện một chính sách về kinh tế – xã hội gọi là “Đại Nhảy Vọt” nhằm mục đích sử dụng dân số khổng lồ để đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc sản xuất thép, nhanh chóng chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp là chính, sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Chính sách này đã gây ra một đại thảm họa kinh tế, đưa đến nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc, khiến hơn 40 triệu người chết đói, mà ngày nay sách giáo khoa gọi thời kỳ đó là “Ba năm thiên tai”.

Ông Jiang người tỉnh Sơn Tây bồi hồi kể lại “nhiều làng mạc biến mất vì những gia đình nông dân ở đó chết đói sạch cả. Người ta ăn bất cứ thứ gì. Hầu như nhà nào cũng có người chết. Xác chết nằm la liệt khắp nơi. Sau cùng thì người ta bắt đầu ăn … thịt người, ngay cả người còn sống và thân nhân của mình”.

Cái đói đã khiến những người nông dân này trở nên liều lĩnh, và họ đã phá kho lúa của nhà nước để lấy gạo ăn nhưng bị nhà nước CS ra lệnh cho quân đội thẳng tay bắn giết đám đông và còn gán cho họ cái tội “những phần tử phản cách mạng”.

2. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976):

Con số tử vong: 7.73 triệu

JPEG - 12.5 kb

Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (CMVH) là một giai đoạn hỗn loạn cực đoan nhất trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Khi đó, việc giết người được xem là thước đo quan điểm cách mạng, do đó những kẻ giết người đã ra tay cực kỳ tàn bạo hung tợn đối với những “kẻ thù giai cấp”. Mục đích của Mao khi đó là sử dụng CMVH để dành lại quyền kiểm soát đảng, vì quyền lực của Mao đã bị sút giảm đáng kể sau “Đại Nhảy Vọt”.

Bà Trương Chí Tân, một nhà trí thức đã bị tra tấn hành hạ cho đến chết vì đã không chịu khuất phục và đã dám lên tiếng phê phán cuộc Cách mạng Văn hoá điên rồ của Mao.

Bọn cai ngục đã nhiều lần lột áo quần để bà trần truồng, cong tay bà ra phía sau rồi thả bà vào buồng giam phạm nhân hình sự nam, để đám tù háu đói này liên tục hãm hiếp tập thể cho đến khi bà trở nên mất trí.

Sau nhiều năm bị tra tấn mà vẫn không chịu rút lại những lời chỉ trích của mình, ngày 4 tháng 4 năm 1975 bà đã bị xử bắn vì tội danh “phản cách mạng”. Vì sợ bà tận dụng hơi thở cuối cùng để hô khẩu hiệu chống đối, bọn cai ngục đã cắt cổ họng của bà trước khi xử bắn.

JPEG - 19.1 kb

3. Cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn (1989):

Con số tử vong: hơn 3,000 người

Sinh viên học sinh bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/06/1989 sau các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ

Đây cũng là lần đầu tiên ĐCSTQ ra tay thảm sát dân chúng một cách công khai trước các ống kính. Đoàn biểu tình của sinh viên đòi hỏi nhà nước phải công khai xét xử cán bộ nhà nước tham nhũng, toa rập với tư thương để làm giàu và đòi hỏi các quyền tự do báo chí, phát biểu và hội họp.

Trong suốt cuộc thảm sát này, nhằm gây hận thù giữa quân đội và người biểu tình, ĐCSTQ đã dàn dựng các cảnh chiếu sinh viên đốt xe quân đội và giết lính và kiểm soát chặt chẽ các cảnh quân đội thảm sát sinh viên.

4. Ngược đãi hành hạ các thành viên Pháp Luân Công (1999 – cho đến nay):

Con số tử vong: Không thể biết được

JPEG - 6.7 kb

Pháp Luân Công là một hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần” bằng khí công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Vào ngày 20/07/1999, TBT ĐCSTQ Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp các thành viên của Pháp Luân Công.

Nhiều người bị bắt, tra tấn cho đến chết, đưa vào nhà thương điên và bị hãm hiếp. Ngoài ra, những thành viên Pháp Luân Công sau khi bị xử bắn đã bị đánh cắp nội tạng để bán ra thị trường, cho những ai có nhu cầu lắp ghép nội tạng. Thậm chí để có được những bộ nội tạng hoàn hảo, có những người bị mổ sống trước khi đem đi xử bắn.

Một thành viên của Pháp Luân Công là cô Gao Rongrong bị công an bắt rồi đưa vào trại tù lao động khổ sai. Vào ngày 7/05/2004, cô Gao bị tra tấn bằng dùi cui điện liên tục suốt 7 tiếng đồng hồ. Cuộc tra tấn đã hủy hoại hoàn toàn da dầu, cổ và khuôn mặt của cô ta.

Cô Gao đã tìm cách trốn thoát được với khuôn mặt dị dạng, bầm dập, nhưng ngay sau đó đã bị bắt lại, và bị tra tấn cho đến chết vào tháng 5 năm 2005, khi vừa tròn 37 tuổi.

Lê Minh (5/10/2009)

(phỏng dịch theo bài viết của Charlotte Cuthbertson trên The Epoch Times)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.