47 DB Hoa Kỳ yêu cầu Ngoại trưởng Kerry nêu vấn đề nhân quyền VN

Dân Biểu HK

Dân biểu Zoe Lofgren và Dân biểu Loretta Sanchez, đồng Chủ tịch nhóm Congressional Caucus on Vietnam, ngày 11 tháng 12 vừa qua đã công bố một lá thư chung của 47 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry áp lực nhà cầm quyền CSVN cải thiện nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới. Sau đây là nguyên văn lá thư gởi Ngoại trưởng Kerry.
BBT-WebVT


Ngày 10 tháng 12, 2013

Ngoại trưởng John Kerry
U.S. Department of State
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520

Kính thưa Ngoại Trưởng Kerry,

Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Ông trong tháng này, chúng tôi viết thư này để khẩn thiết yêu cầu Ông tận dụng cơ hội này để khuyến khích chính phủ Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ. Chúng tôi tin rằng một mối quan hệ thân thiết hơn giữa hai quốc gia cần phải đặt trên điều kiện cải thiện nhân quyền. Tình trạng hiện tại ở Việt Nam không thể chấp nhận được, và vì thế chúng tôi rất quan ngại về việc thắt chặc thêm quan hệ với chính phủ này. Chúng tôi đặc biệt quan tâm về sự thắt chặt mối quan hệ thương giao ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm cả các cuộc đàm phán quan hệ Đối Tác Liên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra. Các quan hệ kinh tế tương lai, đặc biệt là hiệp ước giao thương, phải tùy thuộc vào tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã luôn làm ngơ lời hứa về việc cải thiện hồ sơ nhân quyền và tiếp tục có những hành động trắng trợn bất chấp luật pháp quốc tế.

Hồ sơ nhân quyền bấy lâu nay của nhà cầm quyền Việt Nam đã càng tồi tệ kể từ năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong báo cáo gần đây nhất, phát hành vào tháng 4 năm 2013, Uỷ Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới (USCIRF) đã cho thấy:

    Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam nói chung vẫn còn rất tồi tệ. Tiếp theo sau các vụ tranh chấp trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản trong nhiều năm qua, chính phủ đã kiên quyết ra tay trấn áp bất cứ thách thức nào đối với uy quyền của nhà nước, xiết chặt kiểm soát quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, và quyền tự do tụ tập. Trong năm qua, những nghị định mới được ban hành cấm các cuộc biểu tình ôn hòa, giới hạn quyền phát biểu trên mạng Internet, và xiết chặt kiểm soát các nhà báo và việc truy cập mạng internet tại các quán cà phê. Có ít nhất 34 nhà bất đồng chính kiến và nhà bảo vệ nhân quyền bị giam giữ, một số người bị những bản án dài hạn.

Tương tự vậy, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), trong Bản Báo Cáo Thế Giới trong năm 2013 đã kết luận:

    Nhà cầm quyền Việt Nam hệ thống hóa việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, và quyền tự do tụ tập một cách ôn hòa, và đàn áp những người đặt vấn đề về chính sách của nhà nước, phơi bày những vụ tham nhũng của chính quyền, hoặc kêu gọi dân chủ hóa để thay thế nền cai trị độc đảng. Công an sách nhiễu và đe dọa các nhà hoạt động và thành viên gia đình của họ. Chính quyền bắt giữ tùy tiện các nhà hoạt động, biệt giam họ và không cho họ liên lạc với gia đình trong thời gian dài, cũng như không cho họ quyền tham vấn pháp lý cùng luật sư, tra tấn họ, và truy tố họ trong những tòa án dễ bị khuynh lót dẫn đến những bản án tù dài hạn vì vi phạm những điều luật mơ hồ liên quan đến nền an ninh quốc gia.

Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Vào tháng Sáu năm nay, tờ báo “The Wall Street Journal” nói rằng con số những nhà hoạt động dân chủ và blogger bị bắt tại Việt Nam đã gần bằng tổng số các nhà hoạt động dân chủ bị bắt nguyên năm 2012. Hơn nữa, mặc dù nhà cầm quyền đã có các quyền hành rộng lớn để hạn chế tự do internet, ngày 1 tháng 9, họ đã áp dụng thêm Nghị Định 72 nhằm hạn chế nội dung các tài liệu trên mạng. Theo Cơ Quan Giám Định Về Luật Lệ Toàn Cầu của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress’s Global Legal Monitor), Nghị Định 72 “cấm sử dụng dịch vụ internet và các thông tin mạng để chống lại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; đe dọa an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội; phá hoại ‘sự đoàn kết quốc gia’; khơi dậy hiềm khích giữa các chủng tộc và tôn giáo; ‘hoặc tạo mâu thuẫn với truyền thống quốc gia’, hay một số các hành vi khác.” Điều luật này mơ hồ và bao quát này cũng hạn chế việc chia sẻ tin tức qua blog và các trang mạng truyền thông xã hội. Chúng tôi quan tâm sâu sắc về những nỗ lực hoảng hốt của nhà nước Việt Nam để bóp nghẹt tiếng nói của chính công dân họ, và việc thiết lập kiểm soát chia sẻ thông tin.

Nói chung, nhà cầm quyên tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, trấn áp và sách nhiễu tín đồ các tôn giáo và những hoạt động tín ngưỡng của họ. Ngoài ra, các tổ chức nhân quyền, đảng chính trị, và các tổ chức lao động được xem là đe dọa nhà nước đã bị cấm hoạt động. Những hành động này chứng tỏ sự thiếu tôn trọng về các nhân quyền căn bản cũng như luật pháp quốc tế.

Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Ông đưa vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong chuyến thăm viếng Việt Nam. Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam nỗ lực để tạo hình ảnh là một đối tác giao thương mẫu mực, đây là một chế độ toàn trị chuyên sử dụng luật lệ hà khắc và độc tài đảng trị để đàn áp công dân của họ. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đi ngược với các giá trị của Hoa Kỳ, và chúng tôi hy vọng rằng Ông sẽ yêu cầu Việt Nam chấm dứt những bất công kể trên trong các cuộc thảo luận giữa Ông với nhà cầm quyền Việt Nam.

Trân trọng,

Letter to Secretary of State Kerry re trade partnership and Vietnamese Human Rights (20131210)