5 cách để chận đứng Trung Quốc ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đối với sự kiện Trung Quốc đã cải tạo một số đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ đã một mặt kêu gọi Trung Quốc ngưng việc bồi lấp một số đảo, mặt khác đã cho tàu chiến và máy bay qua lại và đến gần các đảo nhân tạo này.

Những việc làm nói trên của Hoa Kỳ, tưởng là áp lực và buộc Bắc Kinh phải ngưng mọi âm mưu khống chế Biển Đông, nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ càng chỉ trích thì Trung Quốc càng hung hăng đối đầu.

Để ngăn chận sự hung hăng bành trướng của Bắc Kinh trong tình hình hiện nay, Giáo sư James Holmes, thuộc Naval War College, đồng tác giả tập sách “Sao Đỏ trên Thái Bình Dương” đã đưa ra một số đề nghị.

Những đề nghị này được tóm lược trong một tiểu luận có tựa đề là: “5 Ways to Foil China in the South China Sea” (5 cách đối phó Trung Cộng trên Biển Đông).

1/ Dùng tàu chiến Littoral Combat Ship (LCS). Đây là các tàu chiến loại nhỏ, mới, trang bị vũ khí nhẹ, có thể hoạt động độc lập từng chiếc nhưng đủ mạnh để buộc Bắc Kinh phải e dè và gởi tàu chiến của Hải quân đến ứng phó. Lúc đó, thử đoán xem ai sẽ là kẻ bị coi là thành phần xấu khua gậy lớn gây hấn trước?

2/ Gởi cảnh sát biên phòng. Mục tiêu chính là để giám sát lãnh hải và vùng đặc quyền, nhưng lực lượng biên phòng cũng là một cánh tay vươn dài trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Lực lượng này có nhiệm vụ bắt kẻ buôn lậu trong thời bình, nhưng có thể sát nhập với Hải quân Hoa Kỳ trong thời chiến để cùng tác chiến. Cần gia tăng sự hiện diện của lính biên phòng Mỹ trên những tàu tuần duyên vùng Đông Nam Á.

3/ Quay video. Nỗ lực tuyên truyền chống Trung Quốc của các nước ASEAN quá yếu kém và thụ động. Không cần chờ New York Times quảng bá mà chính các nhà ngoại giao, các tổ chức dân sự tại Phillipines, Việt Nam có thể cung cấp những đoạn video quay lại cận cảnh các hành vi hung hăng của tàu chiến Trung Quốc ở Scarborough Shoal, ở Gạc Ma hay những chiến tàu của ngư dân bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công. Đáng lẽ những hình ảnh này phải được phổ biến rộng rãi trên các kênh thông tin. Hãy để dư luận tự chọn lựa giữa cái loa tuyên truyền của Trung Quốc và những điều mà mắt họ trông thấy.

4/ Biết luật và phản ứng nhanh. Nếu có chuyện gì xảy ra, ngay lập tức phát ngôn viên của Trung Quốc luôn luôn chỉ biết khẳng định: Trung Quốc đúng và Hoa Kỳ hay các nước sai. Bắc Kinh còn tung ra những dữ kiện ngụy tạo hay bóp méo để biện minh. Hải quân Hoa Kỳ và các nước với tinh thần thượng tôn pháp luật, phải mất thời gian để nghiên cứu các sự kiện và đưa ra những giải thích hợp pháp. Trong thời gian đó, Bắc Kinh đã xoay hướng câu chuyện về phía mình. Hãy nhớ rằng: đây là một cuộc chiến đối với Trung Quốc, không phải là một cuộc tranh luận tỉnh táo về những chi tiết pháp lý chính đáng. Biết nghĩ như vậy thì các nước mới ứng phó hiệu quả. Phải nắm vững luật lệ và nhất là phải nhanh chóng phản ứng hơn hoặc ngang tầm với Bắc Kinh thì mới đè bẹp những luận điệu áp đảo của Trung Quốc. Tốc độ có khả năng tiêu diệt đối thủ.

5/ Vung gậy lớn. Trung Quốc hiểu rằng họ phải hỗ trợ chiến thuật “ngoại giao gậy nhỏ” bằng cây gậy lớn của lực lượng quân sự. Những đối thủ kém hơn biết rất rõ rằng, ngay cả khi họ làm cho chiến thuật “ngoại giao gậy nhỏ” của Trung Quốc bị lúng túng, Bắc Kinh vẫn còn có một cây gậy lớn dự trữ, đó là lực lượng hải quân, phi đội máy bay, và các hỏa tiễn phòng không. Vô hiệu hóa sức mạnh quân sự không cân xứng này là điều tối quan trọng trong chiến lược ngăn chặn. Muốn như vậy Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng Biển Đông phải nằm trong thế liên minh chặt chẽ và đủ mạnh để bao vây Bắc Kinh.

5 cách đối phó mà Giáo sư James Holmes đề nghị phần lớn là nhằm vào chính quyền Hoa Kỳ. Tuy nhiên những cách đối phó này chỉ có thể thực hiện khi lãnh đạo Hoa Kỳ là một khối thuần nhất và các quốc gia ASEAN cùng thấy rõ nguy cơ bành trướng của Bắc Kinh.

Hiện nay, trong thành phần lãnh đạo Hoa Kỳ chia làm 2 khuynh hướng.

Một khuynh hướng chủ trương gia tăng các áp lực quân sự để buộc Trung Quốc phải ngưng bành trướng ở Biển Đông. Đa số giới quân sự trong Bộ Tham Mưu Á Châu – Thái Bình Dương nằm trong khuynh hướng này vì hàng ngày chứng kiến thái độ hung hăng mang tính thách đố của lực lượng Trung Quốc.

Một khuynh hướng khác thì cho rằng không nên dồn Bắc Kinh vào chân tường, khi đưa máy bay và tàu chiến vào sâu trong vùng đảo nhân tạo vì chỉ tạo thêm căng thẳng và sự đối đầu của Bắc Kinh. Một số tướng lãnh và một vài chính giới ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn nằm trong khuynh hướng này. Những người này còn cho rằng sự kiện Bắc Kinh cho cải tạo đảo nhân tạo là đúng luật vì Đài Loan, Việt Nam và Phi Luật cũng làm tương tự.

Khi chính nội bộ giới lãnh đạo Hoa Kỳ có những suy nghĩ và phản ứng khác biệt về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông như vậy, ta mới thấy là Hoa Kỳ tuy nói mạnh qua những tuyên bố trên bề nổi; nhưng vẫn còn rất e dè trong hành động.

Do đó mà giáo sư James Holmes mới hiến kế bằng 5 cách đối phó để áp đảo Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ cho Hoa Kỳ mà cho cả những quốc gia quanh khu vực Biển Đông.

Trung Điền
2/6/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.