5 nhiệm vụ của “Báo Chí Cách Mạng” sau cuộc biểu tình 10 Tháng 6

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ khi hệ thống nhà nước cộng sản thành lập ở Việt Nam, vai trò của báo chí chính thống bị triệt tiêu vì đi ngược lại bản chất độc tài trong chính trị và độc quyền trong tư tưởng của chế độ. Nhà nước Việt Nam gọi nền báo chí của họ là “báo chí cách mạng” để phân biệt với loại báo chí tự do mà họ miệt thị là “tư sản rác rưởi” của phương Tây.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng, một số lãnh đạo cơ quan báo chí được mời đến gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để nghe ban “huấn từ”. Đây cũng là dịp để các tổng biên tập bày tỏ lòng trung thành với đường lối lãnh đạo báo chí của đảng, và ca ngợi lẫn nhau giữa một bên là chính quyền, một bên là các cơ quan mệnh danh báo chí chịu sự chỉ huy của hệ thống tuyên giáo.

Trong bài phát biểu của mình, ông Phúc đề ra 5 nhiệm vụ cho các nhà báo trong giai đoạn hiện nay và không quên nhấn mạnh một cách tự hào câu nói được đám đệ tử tuyên giáo gắn vào miệng ông Hồ rằng “Ngòi bút nhà báo phải là vũ khí sắc bén phò chính trừ tà”.

Sở dĩ có 5 nhiệm vụ này vì sau khi cuộc biểu tình ngày 10 Tháng 6 và 17 Tháng 6 diễn ra trên quy mô lớn, đã ít nhiều làm rúng động chế độ. Sự rúng động ấy thể hiện trong những cuộc bắt bớ tràn lan khắp nước để ngăn chận người dân xuống đường vào những ngày tiếp theo. Thế nhưng trong thời gian này hơn 1000 báo đài nhà nước lại bất ngờ bị tê liệt, không có một phản ứng nào đáng kể.

Nay khi đọc qua 5 nhiệm vụ mà báo chí phải làm theo huấn thị của Nguyễn Xuân Phúc, rõ ràng là chế độ này không còn tương lai, không biết kéo dài nổi đến đại hội 13 hay không? Bởi vì nó cho người ta thấy nhiều mặt yếu kém trong đường lối cai trị của một chế độ nắm trọn quyền lực trong tay, nhưng suy yếu trầm trọng ngay trong cơ chế vận hành của nó.

Trong tình hình mới, 5 nhiệm vụ của báo chí được Thủ tướng Phúc đưa ra là gì?

Nhiệm vụ thứ nhất là báo chí phải tận lực tuyên truyền tốt cho đảng. Nói một cách cụ thể, nhiệm vụ đầu tiên này là đảng muốn đội ngũ 18 ngàn tay viết phải tiếp tục nói láo, dựng chuyện, vẽ hào quang, tô son trét phấn, nói những điều không có thật về đảng. Mục đích tối hậu của những hành động dối trá ấy để luôn luôn cho thấy đảng vẫn đời đời “Vinh quang”. Đảng hy vọng tiếp tục tiêm chất độc vào đầu óc nhân dân để tìm kiếm lòng trung thành vốn đã không còn bao nhiêu. Suốt nhiều năm qua, báo chí cách mạng lại tỏ ra bất lực trong nhiệm vụ tuyên truyền quần chúng tin vào đảng.

Cái lý do của sự thất bại đã hiện rõ hơn bao giờ hết. Đảng bây giờ bị phân hóa cùng cực ngay trên thượng tầng lãnh đạo với những đòn phép đấu đá lộ liễu trước mắt mọi người. Trái ngược với hình ảnh ban đầu của một đảng chính trị tự nhận là cách mạng, đảng CSVN từ khi cầm quyền trên cả nước đã hiện nguyên hình là một tập đoàn cai trị vừa độc tài, tham quyền cố vị vừa là những kẻ mang giòng máu tham ô, nhũng lạm hạng nặng. Mới đây, dù luôn tự hào với cuộc đốt lò chống tham nhũng nhưng cũng chính Nguyễn Phú Trọng ra mặt bao che tham nhũng khi công khai thừa nhận “vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”. Một chế đô mang bộ mặt gian trá, bất minh như vậy thử hỏi loại báo chí cách mạng nào tuyên truyền tốt cho đảng mà người dân tin?

Nhiệm vụ thứ hai của báo chí cách mạng là “Giúp xây dựng hình ảnh chính phủ kiến tạo trong dân”. Chính phủ kiến tạo là nhóm từ mà Thủ tướng Phúc lấy làm đắc ý mang lên vai mình khi bắt đầu nhận nhiệm vụ từ tháng 6 năm 2016. Nhưng chính ông Phúc cũng chưa bao giờ xác định được ý nghĩa thật sự chính phủ kiến tạo là gì, hay chỉ nói để chứng tỏ mình là một lãnh đạo có suy nghĩ tầm cỡ của thời đại.

Có lẽ ông Phúc trong thâm tâm cũng muốn để lại dấu ấn lịch sử nào đó trong 4 năm cầm quyền như là một chính phủ vì dân và sẵn sàng hỗ trợ phát triển. Nhưng chính ông Phúc lại là một thủ tướng không có khả năng ngay từ thời làm phó thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng, nay chỉ quanh quẩn thi hành lệnh của Bộ chính trị đưa ra. Vì thế ông Phúc phải nhờ đến báo chí quốc doanh tô vẽ màu hồng cho “chính phủ kiến tạo” của mình cho thêm phần hấp dẫn.

Nhiệm vụ thứ ba là báo chí phải biết “phò chính trừ tà”. Theo ý ông Phúc, những tay viết hiện nay đừng a dua theo chống tham nhũng mà hãy nhìn rõ bản chất của thành phần lãnh đạo. Đối với đảng cộng sản, cho dù cán bộ của mình làm sai thì trong quan điểm chung, đa số cũng là những cán bộ “đạo đức liêm khiết.”

Vai trò của nhà báo là phải phò theo những người được gắn nhãn hiệu hết lòng vì dân vì nước ấy, đồng thời tích cực đấu tranh chống lại các thế lực thù địch bôi nhọ, vu khống đảng. Rõ ràng ông Phúc đặt các nhà báo quốc doanh trước một nhiệm vụ bất khả thi. Vì nạn tham ô trong đảng đang là một hình ảnh tiêu biểu nhất của cán bộ cầm quyền mà không cần che giấu. Hàng loạt tội phạm là cán bộ cao cấp xuất hiện trước tòa án gần đây cũng chỉ là một phần của bộ máy cai trị đang tha hóa cùng cực. Dù báo chí nhà nước theo sự chỉ đạo của tuyên giáo có muốn viết gì, nói gì cho tốt thì người dân cũng đã thấy quá nhiều sự thật nên chỉ mua lấy sự khinh bỉ.

Nhiệm vụ thứ tư là ông Phúc nhắc nhở báo chí nhà nước đừng để thua kém báo chí lề trái. Đây là sự nhắc nhở quá thừa từ khi internet được sử dụng như một phương tiện truyền thông tự do nhanh nhất. Các trang mạng xã hội trong nước có cơ hội bùng nổ, hình thành báo chí lề trái thoát khỏi sự kềm kẹp của nhà nước độc tài. Loại hình báo chí này nhanh chóng thực hiện một cuộc chiến tư tưởng đáp ứng được tiêu chuẩn của báo chí tự do. Báo chí lề trái ra đời mang lại quyền ngôn luận đích thực của mọi người, nên sức mạnh phản biện lan tỏa rộng rãi trong quần chúng.

Vì thế trong cuộc chiến này, báo chí nhà nước dù có mang danh là báo chí cách mạng hay gì đi nữa cũng chắc chắn thua và thực sự nó đã thua từ lâu. Cho dù được hỗ trợ của mọi loại dư luận viên và gần đây Lực lượng tác chiến không gian mạng, báo chí nhà nước làm sao dám vượt khỏi khung thành của Ban Tuyên giáo để muốn viết gì thì viết, nói gì thì nói. Cái “vũ khí sắc bén” ấy cuối cùng phải chấp nhận làm con dao rọc giấy trên bàn viết của Bộ 4T.

Nhiệm vụ cuối cùng là báo chí phải giúp cán bộ đảng và nhà nước biết cách phát ngôn tốt. Đây là sự thừa nhận ngày nay cán bộ đảng và nhà nước ngay ở cấp cao nhất, thường phát biểu linh tinh đủ mọi vấn đề mà lần nào cũng bị dư luận chê cười. Nay phải dạy cho cán bộ biết phát ngôn cho tốt quả là một điều thật khó.

Do thiếu trí tuệ và tâm lý cực quyền, những lãnh đạo hay ăn nói tào lao ấy tin rằng những gì họ nói ra là mẫu mực đáng cho mọi người noi theo, dù hầu hết đó là những lời ngớ ngẩn và tối nghĩa. Tác dụng của nó chỉ mua được trò cười và sự dè bỉu của người dân. Cho dù muốn giúp cán bộ nhưng báo chí quốc doanh chắc cũng khó dạy tổng bí thư đảng đừng nói linh tinh kiểu như “Chống tham nhũng như ngứa ghẻ…”. Xem ra khác với nhiều nơi coi báo chí là đệ tứ quyền, chỉ có dưới chế độ như ở Việt Nam người cầm bút phải cung kính lắng nghe và thi hành chỉ thị của nhà cầm quyền.

Quan điểm không thay đổi của người cộng sản ngay từ đầu đã coi báo chí là công cụ tuyên truyền phải đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhiệm vụ của nó là biến xấu thành tốt, biến giả dối thành chân lý. Có lẽ đó là điểm “ưu việt” nhất của báo chí cách mạng Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.