90 năm có đảng, nhân dân có gì?

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN đọc diễn văn ngày kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng 3/2/2020. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa lúc dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát khắp nơi và đe dọa sự sống của nhân loại, đảng CSVN tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập vào ngày 3 tháng Hai, 2020. Đối với những người cộng sản còn gắn chặt trong bộ máy cầm quyền, đây là cái mốc nói lên sự tồn tại “đáng tự hào” của một trong những đảng bolshevik cuối cùng trên thế giới.

Với sự tự hào kéo dài tuổi thọ 90 năm đó, Tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng, đương kiêm Tổng bí thư đảng đã có một phát biểu gây “sốc” trong dư luận vì nó toát lên sự cao ngạo đầy lố bịch: “Thực tiễn đó khẳng định một chân lý: ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nếu như lời phát biểu nói trên từ một người nào khác, dư luận không mấy chú ý. Nhưng phát biểu từ miệng của một kẻ đứng đầu đảng, đang nắm trong tay quyền lực độc tôn trên đất nước Việt Nam bằng thủ đoạn “điều 4 hiến pháp” thì chỉ nói lên sự trơ trẽn của kẻ lãnh đạo.

Điều 4 ấy viết rằng: “Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Những lời lẽ dông dài ấy thực ra không nêu lên được một phương pháp giải quyết vấn đề của dân tộc, mà chỉ nhằm biện minh cho một điều duy nhất: đảng CSVN “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Nói khác đi ngay trong văn bản pháp luật cao nhất, đảng đã giành về mình vị trí độc tôn, không ai có thể thay thế.

Tự cho mình có đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo rồi tự ban cho mình quyền lực cai trị đất nước suốt đời, trong khi ấy lại rêu rao “không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam”… thật là lố bịch. Sự mâu thuẫn ấy biểu lộ một tâm trạng tiềm ẩn nỗi lo sợ và không hoàn toàn tin tưởng vào chính khả năng của mình, khi nhìn lại diễn tiến đào thải của các trào lưu tư tưởng trên thế giới trong đó có trào lưu cộng sản, bị từ bỏ ở ngay chính cái nôi mà nó phát triển.

Là một tập hợp của những kẻ thừa sự huênh hoang nhưng thiếu khả năng lãnh đạo và qui tụ quần chúng, Đảng Cộng Sản Việt Nam lại phủ nhận tuyệt đối vai trò dân chủ nên sẽ không trụ được trong giòng chảy thay đổi theo chiều hướng tất yếu của thời đại: trả lại quyền dân.

Nếu xét trong thực tế, 90 năm nằm dưới “sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt”, nhân dân Việt Nam đã được gì?

Trước hết, trong 3 cuộc chiến tranh mà họ rêu rao là đánh Pháp, đánh Nhật, đánh Mỹ để giành độc lập cho đến nay ai cũng nhìn thấy rõ đó là sự cướp công của toàn dân. Nói cách khác, những người lãnh đạo Mác-xít Việt Nam đã sử dụng chiêu bài độc lập để khoả lấp bóng đen của chủ nghĩa cộng sản quốc tế mà đảng là tên lính xung kích ở Á Châu.

Với tên lính xung kích đó, sau khi chiếm xong miền Nam sau năm 1975, họ tiếp tục mang chiến tranh sang Campuchia và Lào để khống chế hai nước này phải nằm trong Liên bang Đông Dương hầu giúp cho lãnh đạo Bắc Việt từng bước nhuộm đỏ các quốc gia Đông Nam Á. Chính tham vọng của tên xung kích này mà hàng triệu thanh niên, sinh lực xây dựng đất nước, bị thiêu đốt trong lò lửa chiến tranh càng làm cho niềm tự hào của đảng trở thành sự ô nhục.

Thứ hai, những năm đầu cầm quyền ở Miền Bắc, đảng đã thực hiện cuộc Cải cách ruộng đất trong những năm 1953-1956, được nói là nhằm quân phân ruộng đất nông thôn, xoá bỏ giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Nhưng mục tiêu tốt đẹp ấy chỉ để che giấu ý đồ đấu tranh giai cấp, tiêu diệt triệt để các thành phần “phản quốc” còn sót lại sau Hiệp định Genève, dưới sự giám sát của cố vấn Trung Quốc. Cuộc cải cách ruộng đất ấy cuối cùng đã giết chết hàng chục ngàn nông dân lương thiện bị gán tội “địa chủ bóc lột”, chỉ vì mỗi xã phải đạt chỉ tiêu 5% địa chủ theo mô hình Trung Quốc.

Cho đến ngày nay, với tốc độ xây dựng lan tràn trên cả nước, và lợi nhuận khổng lồ do đất đai mang lại, đất đai thực sự đã trở thành mục tiêu chiếm hữu của các đại gia đỏ và sân sau của các lãnh đạo đảng và nhà nước. Với sự tiếp tay đắc lực của cán bộ chính quyền các cấp, vấn đề đất đai đã làm đảo lộn đời sống xã hội, tạo ra một thành phần dân chúng gọi là “dân oan”, những công dân bị mất đất vào tay các nhóm lợi ích.

Thứ ba, nếu cho rằng “đảng lãnh đạo sáng suốt” thì làm sao chứng minh được sự sai lầm lớn lao khi sau 1975, bê nguyên mô hình kinh tế chỉ huy vào Miền Nam, áp dụng chung cho cả nước. Và vỗ tay reo mừng khi đạp đổ được những mầm mống tốt đẹp mới vươn lên của kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra sự hỗn loạn trong đời sống kinh tế, xã hội.

Cái kết quả to lớn nhất của đảng sau 90 năm cầm quyền có lẽ là 6 chữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà mỗi lần làm bất cứ thứ đơn từ gì đều phải để lên đầu, như một thứ chân lý sáng ngời và quý giá. Nó nhắc nhở mọi người “công lao” mà đảng đã mang lại cho nhân dân sau những tháng năm bị dìm trong máu lửa.

Nhưng so với những gì đang diễn ra ngày hôm nay thì ý nghĩa của hai chữ “độc lập” đứng đầu, đã trở nên rất mỉa mai một cách đáng hổ thẹn. Vì lẽ ngày nay sau 90 năm, chủ quyền đất nước hầu như nằm trong tay ngoại bang. Sự phụ thuộc về chính trị của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể ví như một tiểu quốc chư hầu đối với thiên triều mà số phận không thể thay đổi. Những ví dụ về sự mất chủ quyền đất nước trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông có thể kể ra nhiều trang giấy và mọi người đều biết.

Mãi cho đến sau này, những lãnh đạo cộng sản vẫn chưa chịu nhận ra một điều: ngay từ đầu, trong bối cảnh cạnh tranh chính trị, kinh tế, quân sự giữa Tây phương và Liên Xô, họ đã chọn chủ nghĩa cộng sản làm ngọn cờ để giải quyết vấn đề dân tộc là một sự sai lầm lớn lao. Sai lầm ấy, dựa vào Liên Xô và Trung Quốc, đã đưa đẩy dân tộc Việt Nam vào những biến động chưa từng có, cuối cùng triệt tiêu mọi đề kháng trước kẻ thù hung hăng Trung Quốc như ngày nay.

Sai lầm vì giữa thế kỷ 19, lý thuyết cộng sản ra đời khi quan hệ sản xuất thay đổi sâu sắc trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản phát triển trong các quốc gia Tây phương. Mâu thuẫn giai cấp mà Marx đề cập cũng xuất hiện trong thời kỳ này, làm tiền đề cho những cuộc đấu tranh thợ thuyền trong xã hội Tây phương. Cho nên chủ nghĩa cộng sản lúc bấy giờ có thể là liều thuốc hữu hiệu cho xã hội Tây Phương, nhưng không hề là thần dược để giải quyết vấn đề Việt Nam hay thế giới.

Với nền sản xuất nông nghiệp còn thô sơ, đại đa số là nông dân trong khi kinh tế công nghiệp còn phôi thai, giai cấp công nhân Việt Nam hãy còn nằm trong lý thuyết mơ hồ, hay chỉ mới là ý chí áp đặt của những người cộng sản sáng lập đảng đầu tiên.

Do đó, cuộc đấu tranh giai cấp gượng ép mà đảng CSVN gán lên đầu nhân dân Việt Nam chẳng những không mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự cho người dân mà còn đẩy Việt Nam vào cuộc tương tàn đầy hận thù, còn di luỵ tới ngày nay. Nhưng quan trọng hơn hết, nó còn mở đường cho thảm hoạ Bắc Thuộc thêm một lần nữa, trong khi đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn là kẻ thủ lợi trên sự lầm than của dân tộc.

Để che giấu những thất bại trước niềm tin ngày càng sa sút của người dân, đảng CSVN chỉ còn biết bám víu vào những lời lẽ khoa trương hoa mỹ về những thành tựu của thời kỳ gọi là đổi mới. Nhưng thật ra, mọi người đều thấy đó là những thành tựu của kinh tế thị trường mà không hề có bóng dáng của xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên theo tường thuật của báo chí, để động viên chính mình và động viên những đảng viên có mặt trong buổi lễ, ông Nguyễn Phú Trọng cũng kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách hô to: “Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm!”

Kết luận lại, chừng nào mà đảng CSVN chưa nhận ra sai lầm của mình để mạnh dạn từ bỏ lý thuyết cộng sản như các quốc gia Đông Âu đã làm, thì ngày đó đất nước còn chìm đắm trong thảm hoạ nô lệ.

90 năm có đảng đồng nghĩa với 90 năm đảng có tất cả từ quyền lực đến tiền bạc, danh vọng. Còn nhân dân Việt Nam thì mất tất cả, không độc lập, thiếu tự do và hạnh phúc cũng chưa bao giờ vói tới.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.