Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1-9-2017

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.

Bài viết ghi rõ như sau “Kể từ đầu tháng Tám, Thủy quân lục chiến Trung Quốc cho thấy đang hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, bằng cách tiến hành một loạt các chiến dịch cứu hộ hỏa hoạn”.

Thế nhưng đó chỉ là bề ngoài của một cuộc tập trận quy mô với lệnh giới nghiêm, cấm mọi sinh hoạt qua lại của thường dân cũng như báo chí mà thời gian tập trận kéo dài từ ngày 1/8, cho đến ngày 23/8 vẫn còn dấu hiệu thao dượt.

Bài báo viết “Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét”.

Dựa trên các hình ảnh quân sự chính thức phát đi của phía Trung Quốc nhưng không tiết lộ rõ địa điểm, người ta thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc đã dàn ra các loại xe bọc thép, như pháo tự hành PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05 hoặc xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05.

Theo một phóng sự trên kênh TV CCTV-7, một ’chiến dịch đào tạo đổ bộ’ đã được tổ chức khoảng 30 phần diễn tập khác nhau, bao gồm phá hủy dưới nước, tiềm thủy công, tiến công đổ bộ…

Các bức ảnh khác được công bố vào ngày 21/8 cho thấy một lữ đoàn không quân của Quân đội Trung Quốc, thuộc Bộ tư lệnh miền Đông (Commandement du théâtre de l’Est), cũng có mặt trong việc thực tập đáp máy bay trên biển. Đặc biệt, máy bay trực thăng chiến đấu Z-10 cũng xuất hiện bên cạnh 998 Kunlun Shan, chiến hạm lớp 071 của Hạm đội Nam Hải.

JPEG - 60 kb
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng cản tàu Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải dương 981, năm 2014. Ảnh: AFP

Một nguồn tin khác từ RFI, cho biết các cuộc diễn tập cận bờ này khởi đầu có vẻ là nội bộ của Trung Quốc, nhưng rồi vùng tập trận đã lặng lẽ dịch chuyển về hướng gần biên giới Việt Nam. Vòng ra biển rồi sau đó tiến vào một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.

Giờ thì cuộc đại diễn tập của Trung Quốc chỉ còn cách bờ biển Đà Nẳng 75 hải lý.

Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 31/8, trước các câu hỏi dồn dập của giới phóng viên về tình hình căng như dây đàn trên biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao lại cũng chỉ nói bằng một giọng điệu buồn chán, rằng “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.

Trên thực tế, Trung Quốc đã đẩy mọi thứ trở nên hết sức phức tạp, từ tháng 6/2017 cho đến hiện nay chứ không phải chỉ riêng chuyện diễn tập. Đến lúc này, tin về việc Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực với Hà Nội để buộc ngừng khoan thăm dò ở lô 136/03, đuổi hãng Repsol chạy khỏi Việt Nam chắc không còn là đồn đoán. Cách mà Bắc Kinh muốn nhắc nhở Việt Nam một lần nữa qua cuộc tập trận rầm rộ trên biển này, cho thấy người đàn anh cộng sản không vui trước tin tức Việt Nam định khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở lô 118 vào tháng 11 này. Con số hải quân Trung Quốc chỉ còn 50 cây số nữa là đến Đà Nẳng, là một thông điệp rất rõ, vì lô 118 Cá Voi Xanh cũng chỉ cách bờ biển Việt Nam hơn 80 cây số mà thôi.

Quả là ngôn ngữ “quan ngại” thường dùng của Hà Nội giờ đây trở thành một trò hề trước các hành động rất cụ thể của Bắc Kinh. Và “quan ngại” cũng không thỏa mãn được hàng triệu người Việt đang xao xuyến trước vận mệnh đất nước mình, đặc biệt là những người từng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc lại bị chính nhà cầm quyền Việt Nam đánh đập hay cầm tù.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”