Quốc hội không ra nghị quyết là rất nhất quán

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến nay đã tròn 2 tháng kể từ khi Trung Quốc đóng cọc cái giàn khoan 981 vào tim người Việt Nam. Rồi liên tục tiếp theo đó là xây ào ạt căn cứ quân sự tại đảo Gạc Ma, xây “trường học” ở Hoàng Sa, phát hành bản đồ lưỡi bò 10 đoạn, và hàng ngày cho phi cơ tàu chiến quần thảo một vùng biển lớn quanh giàn khoan.

Người dân Việt Nam sôi sục chờ đợi nhà cầm quyền lần này phải có thái độ và hành động đối phó để tỏ rõ lòng cương quyết bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, đặc biệt khi họ mỗi lần trấn áp người dân biểu tình đều viện lý do “hãy để nhà nước lo”. Sự sôi sục đó đã đụng phải bức tường kinh ngạc về thái độ im lặng hoàn toàn của “tứ trụ”, của Bộ Chính Trị, của Hội nghị Trung Ương Đảng.

Chỉ đến khi có tin Quốc Hội khóa 13 bàn về vấn nạn giàn khoan, người dân mới lại hy vọng “cơ quan quyền lực cao nhất nước” này sẽ làm đúng vai trò đại biểu cho lòng dân. Đặc biệt sau khi có tin Quốc Hội Nhật ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh dù vùng biển Hoàng Sa không phải của Nhật thì ai cũng đinh ninh thái độ của Quốc Hội Việt Nam chắc chắn phải khá hơn nhiều.

Nhưng đến ngày tuyên bố bế mạc 24/6/14, sự trông chờ ấy đã biến thành nỗi thất vọng ê chề. Không có một nghị quyết nào về Biển Đông cả, nhưng lại có nghị quyết về “Kéo dài thời hạn đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân”; nghị quyết về “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; và nghị quyết về “Chất vấn và trả lời chất vấn”.

Các quan chức quốc hội liền được phân công giải thích vòng vo, chẳng hạn như một cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói: “Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa đặc biệt nghiêm trọng”. Như thế nào mới đủ nghiêm trọng? Chuyện gia hạn thuê đất, tiết kiệm, và chất vấn đủ “đặc biệt nghiêm trọng” và nghiêm trọng hơn chuyện chủ quyền đất nước bị xâm phạm ư?

Càng giải thích vòng vo càng làm dân bực vì loại giải thích đó coi trí óc của dân quá tầm thường. Câu hỏi đầu tiên hiện lên trong đầu nhiều người là: nếu ngồi trong phòng lạnh, ngay tại thủ đô, và chỉ ra nghị quyết, tức là chỉ nói thôi mà giới lãnh đạo hiện nay cũng run rẩy, không dám nói, thì làm sao có cái gọi là “kiên quyết bảo vệ tổ quốc” chống lại hải quân Trung Cộng ở tận ngoài khơi xa xăm? Sự giả dối và hèn nhát chưa bao giờ hiện rõ tới như vậy.

Nhưng ngược lại, cũng có người ráng nhìn theo hướng lạc quan. Ít là lần này Quốc Hội còn được bàn đến chuyện Biển Đông. Nhiều người còn nhớ khi ông Nguyễn Phú Trọng còn làm chủ tịch Quốc Hội, chuyện Biển Đông luôn bị gạt ra khỏi nghị trình với lý do: “Không có diễn biến gì mới ở Biển Đông”. Trong lúc ấy, hết tàu cá này đến ngư dân Việt khác bị “tàu lạ” đâm, bắt, đánh, bắn, và giết không khác gì hiện nay.

Xét cho cùng, trách riêng Quốc Hội cũng không mấy công bằng vì toàn bộ cơ chế của đảng CSVN đều như thế cả:

Thứ nhất, khác với Quốc hội Nhật hay Quốc hội Phi, các đại biểu do nhân dân nước họ bầu lên nên khi Trung Quốc đụng đến, họ đều phản ứng quyết liệt và ra nghị quyết thể hiện quyết tâm của đại đa số cử tri. Quốc hội Việt Nam ngay trong định nghĩa đã là cây kiểng trang trí của đảng CSVN, với hầu hết các đại biểu là đảng viên CSVN và một số rất ít còn lại cũng phải do đảng đề cử. Và khi chủ quyền bị công khai lấn chiếm như hiện nay mà từ Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và toàn thể Bộ chính trị đều không dám lên tiếng, hoặc chỉ thầm thì vài câu bá vơ với vài tổ dân phố, thì ai tại Quốc hội dám ra nghị quyết?

Thứ hai, chỉ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo miệng được một câu tại Philippines rằng: “…nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” mà sau đó phải mất biết bao nhiêu quan chức và trang mạng của nhà nước chạy theo để ráng xóa nhòa đi, gỡ gạc lại, và ráng bày tỏ lòng hối hận đã lỡ nói như thế. Thật vậy, trang điện tử của chính phủ đã đăng liền bài thương tiếc “chén nước đầy tình nghĩa bị đổ đi”; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tức Văn phòng Thủ tướng) Nguyễn Văn Nên ráng gỡ gạc lại giùm sếp: Việt, Trung “vẫn có thể ngồi lại với nhau được”, v.v… Rồi khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam, đích thân Nguyễn Tấn Dũng phải xin “làm lành”, phải bắt báo đài đăng hình ôm hôn thắm thiết Dương Khiết Trì, đúng với hình ảnh “đứa con hoang đàng trở về nhà”. Nếu Nguyễn Tấn Dũng lỡ lời mà đã phiền đến thế, thì làm sao để cho Quốc hội bạo miệng được?

Thứ ba, sự ngần ngại, sợ hãi trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN càng gia tăng sau khi Bắc Kinh ra chỉ thị “BỐN KHÔNG ĐƯỢC” vào ngày 17/6/2014, tức một ngày trước khi họ Dương đến Việt Nam, bao gồm:

1.Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông). 2.Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận ở Việt Nam về chủ quyền Trung Quốc ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa). 3.Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải (Biển Đông). 4.Không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Liền sau chỉ thị Bốn Không Được này, lãnh đạo đảng đã cho hàng ngũ đảng viên học tập gấp rút để quán triệt quan điểm: Chống Tàu là thua; Phải biết sợ Tàu thì mới sống còn; Nhất quyết không để xung đột xảy ra v.v… Thế thì làm sao Quốc hội được phép tỏ thái độ “không sợ Tàu” hay “hỗn với Tàu” qua một nghị quyết chính thức được?

Thứ tư, khi chính ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu quân đội của một nước, mặc quân phục, đeo hàm tướng và huy chương đầy ngực, đã làm tấm gương lớn về lòng sợ hãi ngay giữa hội nghị quốc tế Shangri-la ở Singapore với lời ca ngợi “quan hệ đôi bên vẫn tốt đẹp” sau vài chuyện lục đục nhỏ trong gia đình, thì bảo sao các bộ trưởng và các ủy viên trung ương không-quân-sự khác lại không sợ xanh mặt khi nhắc tới Bắc Kinh? Và tất cả các bộ trưởng, các ủy viên Trung ương đảng đó đều là đại biểu quốc hội cả, thì quốc hội kiếm đâu ra ai có gan để bỏ phiếu cho nghị quyết?

***

Dĩ nhiên, lãnh đạo đảng biết là dân biết đảng đang sợ. Lãnh đạo đảng rất nhạy cảm về mặt này và nhất quyết không để dân vì thấy lãnh đạo đang sợ Tàu mà nhân thể lấn tới.

Nên để bù lại, các cấp cai trị từ lãnh đạo trung ương xuống đến cậu công an phường trong thời gian gần đây đều gia tăng mức độ hằn học, nỗ lực tích cực chứng minh hàng ngày rằng ĐẢNG CHỈ SỢ TRUNG QUỐC CHỨ QUYẾT KHÔNG SỢ DÂN — quyết không để dù chỉ một người dân ra đường lớn tiếng phản đối Trung Cộng xâm lược.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.