Mầm phản kháng trong Hội nghị TW 7

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(17.05.2013) – Sài Gòn – Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc phiên họp lần thứ 7 kéo dài từ ngày 2 đến 11 tháng 5 vừa qua. Mặc dù Hội nghị có nêu lên 6 vấn đề được mang ra thảo luận lần này; nhưng có lẽ dư luận chỉ chú ý đến 2 sự kiện mang tính thời sự. Đó là bầu bổ sung một số thành viên bộ chính trị và kết luận của Trung ương đảng về những góp ý liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp 1992 trong thời gian qua. Thomas Việt của Truyền Thông Chúa Cứu Thế mời quý vị theo dõi nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư của Đảng Việt Tân về những diễn biến nói trên.

1/ Chào ông Lý Thái Hùng, theo dự tính lúc đầu, bộ chính trị đảng CSVN sẽ bầu bổ sung thêm 3 người và Ban bí thư bổ sung thêm 2 người trong kỳ họp Trung ương đảng lần này; nhưng kết quả công bố thì họ chỉ chọn được 2 người vào bộ chính trị là ông phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và bà phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng như chỉ chọn được 1 người vào ban bí thư là Chánh văn phòng trung ương đảng Trần Quốc Vượng. Ông nhận định ra sao về kết quả chọn lựa này của Trung ương đảng CSVN?

Lý Thái Hùng (LTH): Về kết quả chọn thêm hai nhân sự vào bộ chính trị lần này, tôi có 3 nhận xét:

Thứ nhất, đây là một phản kháng ngầm trong Trung ương đảng hiện nay đối với sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi hơn một nửa ủy viên Trung ương đảng không theo cái gọi là “chọn người theo cơ cấu” được áp đặt hàng chục năm qua ở trong đảng khi không chọn ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng ban nội chính trung ương) hay ông Vương Đình Huệ (Trưởng ban kinh tế trung ương) vào bộ chính trị. Nói theo ngôn từ của ông Trọng thì Trung ương đảng đã manh nha sự “suy đồi đạo đức” khi số đông không còn chấp nhận lối mòn phản dân chủ, trong việc áp đặt của cơ chế lên việc chọn lựa nhân sự lãnh đạo đảng hiện nay.

Thứ hai, uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng lẫn ông Trương Tấn Sang đã không tăng được bao nhiêu trong Trung ương đảng lẫn ở trong đảng sau gần hai năm hô hào chống tham nhũng để chỉnh đốn đảng. Sự xuống dốc uy tín của hai ông Trọng và ông Sang cho thấy rằng quyền lực của đảng CSVN đang bị soi mòn một cách trầm trọng trước những chi phối quá mạnh của các “nhóm lợi ích” đang vây quanh ông Nguyễn Tấn Dũng. Nói cách khác là càng ngày người ta thấy rõ quyền lực của đảng CSVN đang bị chuyển dần vào tay những thế lực tư bản đỏ cả về kinh tế lẫn chính trị.

Thứ ba, kết quả chọn lựa vừa qua sẽ có thể làm thay đổi cách chuẩn bị nhân sự lãnh đạo đảng bao gồm các chức vụ tổng bí thứ, bộ chính trị, trung ương đảng, ban bí thư cho đại hội XII vào năm 2016. Có thể sẽ chấm dứt cái thời “cơ cấu” hay “quy hoạch” cán bộ mà bộ chính trị hay tổng bí thư toàn quyền quyết định ai được vào trung ương đảng hay ai được vào bộ chính trị. Đây chính là thời kỳ “phân thây” đảng CSVN thành nhiều mảnh quyền lực.

2/ Dựa trên những phân tích của ông như vậy thì đảng CSVN sẽ đi hướng nào khi có thêm hai nhân vật được dư luận đánh giá là có khuynh hướng “cấp tiến” ở trong đảng hiện nay?

LTH: Thưa anh, tôi không nghĩ ông Nguyễn Thiện Nhân hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân thuộc phe cấp tiến. Họ đều là những nhân vật được đảng quy hoạch đúng theo bài bản của những cán bộ phải trung thành, để ra nắm các vị trí lãnh đạo. Nhưng điều chắc chắn là họ không thuộc phe của ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Vì thế, khi có thêm hai người mới này vào bộ chính trị, tiếng nói của phe ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn so với tình hiện nay.

Còn hướng đi của đảng CSVN sẽ như thế nào sau khi bộ chính trị có thêm 2 nhân vật mới nói trên, tôi tin là sẽ không có gì thay đổi. Đảng CSVN vẫn tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng dưới sự lãnh đạo cực kỳ giáo điều của ông Nguyễn Phú Trọng, và cực kỳ tham nhũng của phe nhà nước Nguyễn Tấn Dũng. Sự thay đổi nếu có, chính là sự phân hóa càng ngày càng trầm trọng trong đảng CSVN giữa nhóm giáo điều bảo thủ và nhóm “lợi ích” cực kỳ tham nhũng.

3/ Nhiều dư luận cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã cố vận động cho ông Nguyễn Bá Thanh được bầu vào Bộ chính trị lần này nhằm củng cố Ủy ban phòng chống tham nhũng; nhưng đã thất bại. Từ đó người ta cho là quyền lực và ảnh hưởng chính trị của ông Trọng xuống quá thấp.

LTH: Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Bá Thanh không được bầu chọn vào bộ chính trị. Lần thứ nhất trong đại hội đảng kỳ XI (2011), ông Thanh đã bị loại ra khỏi danh sách bầu ủy viên bộ chính trị trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc cùng quê Đà Nẵng với ông Thanh thì lại được bầu vào Bộ chính trị, và hiện nay ông Phúc có nhiều triển vọng thay thế vai trò Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Với kết quả như vậy, cho thấy là ông Nguyễn Bá Thanh không được lòng Trung ương đảng và khả năng của ông Thanh không được đánh giá cao. Đương nhiên, từ ngày ra Hà Nội, ông Thanh làm việc và phụ tá cho ông Nguyễn Phú Trọng trong công tác chống tham nhũng. Nhưng có lẽ cũng giống như ông Trọng, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ hô hào miệng, phát biểu mang nhiều kịch tính nhưng không có bất cứ hành động cụ thể nào. Chính điều này đã làm cho uy tín chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh lẫn ông Nguyễn Phú Trọng xuống thấp.

4/ Qua Hội nghị TW7 này Cộng sản Việt Nam nói hầu hết người dân chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tức là Hiến pháp mới nếu có thông qua cũng không có gì thay đổi và đảng cộng sản vẫn độc tôn trong nền chính trị Việt Nam, và không thấy nói gì đến việc trưng cầu dân ý. Ông nhận xét về điều này ra sao?

LTH: Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 7, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng “tuyệt đại đa số” người dân đã đồng ý bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Nêu lên điều này, ông Trọng muốn gián tiếp cho dư luận hiểu rằng lãnh đạo CSVN không chấp nhận các đề nghị sửa đổi nằm ngoài những gì mà đảng CSVN ghi trong dự thảo. Nói cách khác là những gì mà dư luận đề cập sôi nổi trong 3 tháng qua như bỏ điều 4, trưng cầu dân ý, tam quyền phân lập… đều không được đảng CSVN chấp nhận.

Trong khi đó họ lại bàn thảo về công tác dân vận và cho rằng hơn lúc nào hết mối quan hệ giữa đảng và dân như là quan hệ máu thịt để tăng cường sức mạnh cho đảng. Ông Trọng còn nói rằng đảng phải chú trọng đến lợi ích của người dân, luôn luôn gần dân, trọng dân, tin dân và lắng nghe dân…. Thế nhưng qua những gì mà ông Trọng phát biểu về sửa đổi hiến pháp, lãnh đạo CSVN đã không những không lắng nghe khát vọng muốn thay đổi của người dân mà còn cố tình coi như không có và quy kết đó là những ý kiến phản động, chống đảng.

Thiết nghĩ là sau đợt sửa đổi hiến pháp lần này, người dân sẽ không còn muốn đóng góp bất cứ ý kiến gì, mà có thể sẽ chuyển qua hành động trên đường phố như người dân Serbia (2000); Georgia (2003), Ukraine (2005) đã từng đứng lên vào những năm đầu thế kỷ 21.

5/ Càng lúc người ta càng tin là lãnh đạo đảng CSVN tiếp tục cố tình trì hoãn mọi thay đổi chính trị cho phù hợp với nguyện vọng của người dân và xu thế dân chủ hóa toàn cầu. Theo ông thì người Việt Nam nên làm gì trong thời gian tới để dân tộc được sống trong thể chế dân chủ?

LTH: Các chế độ độc tài rất sợ thay đổi, nhất là những thay đổi về mặt chính trị. Có hai lý do khiến họ rất ngại thay đổi:

Một là mất dần khả năng độc chiếm và kiểm soát xã hội, và vì thế sẽ không còn có thể cưỡng bức mọi người làm theo các mệnh lệnh của họ đưa ra.

Hai là bộ máy quyền lực bị tê liệt khi đối diện với các áp suất đòi thay đổi liên tục của người dân và những lực lượng dân chủ. Hầu hết họ đều thảm bại trong các cuộc bầu cử dân chủ đích thực.

Do đó chế độ độc tài nào cũng cố tình trì hoãn mọi thay đổi và tìm cách tăng cường bộ máy bạo lực để đàn áp, khống chế. Nhưng kinh nghiệm của các cuộc cách mạng dân chủ từ thập niên 1980 khi biến cố Đông Âu xảy ra cho đến nay, chính những trì hoãn thay đổi và đàn áp mạnh mẽ của các chế độ độc tài đã làm gia tăng sự căm phẫn và đưa đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”.

Qua những gì đang xảy ra trong thượng tầng lãnh đạo đảng CSVN cùng với những bất mãn của người dân về đời sống quá khó khăn hiện nay, tôi tin là những cuộc biểu tình của bà con dân oan, những cuộc phản kháng của giới trí thức, thanh niên sinh viên đang xảy ra ở nhiều địa phương khác nhau, đến lúc nào đó sẽ hội tụ, biến thành làn sóng lớn như từng xảy ra tại Tunisia hay Ai Cập vào đầu năm 2011.

Đây là lúc mà tôi thiết nghĩ mọi người Việt Nam yêu nước và yêu tự do dân chủ cần bày tỏ khát vọng tự do của mình, khuyến khích nhau hành động để giành lại Quyền Con Người đích thực. Chỉ có hành động như vậy chúng ta mới đẩy lùi được độc tài và xây dựng dân chủ cho đất nước.

Chúc bình an

Xin bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn

Thomas Việt, VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.