Thư gửi anh Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh Lê Quốc Quân thân kính,

Chắc chắn anh không biết tôi, nhưng tôi và rất nhiều người Việt đã biết anh qua những bài viết về tình hình kiệt quệ của đất nước mình; qua những đoạn thu âm anh trả lời các câu hỏi của báo chí, các đài phát thanh tiếng Việt ở hải ngoại liên quan đến đời sống mất nhân quyền của dân mình trong nước. Gần đây nhất anh đã cùng cộng đồng người Việt hải ngoại tuyệt thực đòi nhân quyền cho Việt Nam trong chiến dịch Triệu Con Tim Một tiếng nói.

Nói chung anh cũng như nhiều người Việt yêu nước nồng nàn khác, sẵn sàng làm tất cả, chịu đựng tất cả, chỉ vì một ước vọng Tự Do Dân chủ cho mảnh đất Việt Nam tội nghiệp, gày gò, bệnh hoạn, không sức sống. Anh cũng biết rất nhiều người Việt có những ưu tư và không ngại lên tiếng bênh vực sự thật giống anh, như cộng đồng mạng Việt Nam rộng khắp, trong đó, có những bloggers, những nhà báo nhân dân lề trái, mà tôi tin chiếm số phần trăm rất khích lệ trong con số hơn 30 triệu người xử dụng internet ở trong nước. Anh và nhiều người lên tiếng cho lẽ phải và sự thật, thì chỉ những kẻ độc tài, không yêu nước, không thương dân, mới truy bức anh và những người cùng chí hướng với anh.

Anh biết không, những người dân bình thường của mình, qua nhiều thời gian ngụp lặn trong vũng lầy của chủ nghĩa cộng sản, nay đã hiểu được những quyền sống căn bản của họ đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt. Hiện tại họ ngưỡng vọng phong trào dân chủ, như chị Bùi Mình Hằng đã viết trên FB của chị ấy hôm qua: “Lần này về quê mình mới cảm nhận sự thay đổi đến ngỡ ngàng trong nhận thức của người dân….Điều mừng nhất mà Minh Hằng thấy rằng đại đa số người dân đã phân biệt được thế nào là đấu tranh Dân Chủ….vì họ đã đồng tình với những việc làm của Minh Hằng và họ hiểu Minh Hằng nhiều hơn là Minh Hằng nghĩ ….Mừng vui và hy vọng sẽ rất nhiều thay đổi lớn trong năm 2013”.

Tôi biết anh sẽ rất vui khi biết tin này, vì nền tảng của mọi cuộc cách mạng là lòng dân. Là sự tự nguyện nhập cuộc của người dân. Chúng ta đang có được nền tảng đó.

Là một người Việt Nam yêu nước, anh sẵn sàng lên tiếng bảo vệ người dân và chủ quyền đất nước. Với học vị của một luật sư, anh am tường về quyền của người dân phải được bảo vệ để sống đúng nhân phẩm con người.

Đây là những ưu điểm, người ta thường mong tìm thấy ở những người sẵn sàng dấn thân, bất chấp mọi hiểm nguy, sẵn sàng tiến lên phía trước, trong các cuộc cách mạng dân tộc. Nói rõ ra là đây là đức tính của người lãnh đạo.

Trong nỗi niềm của một người kém tài, nhưng cho dù khiêm nhường đến đâu, tôi cũng không thể che dấu lòng yêu nước của mình, tôi tin không những tôi mà còn rất nhiều người Việt Nam nặng lòng với quê hương, đang ngưỡng phục anh. Sự ngưỡng phục này thể hiện niềm tin là trong công cuộc đấu tranh ngày hôm nay, mỗi người dân, đã tự mình trang bị những đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo.

Sự ngưỡng phục này cũng là thông điệp gửi đến lãnh đạo CSVN rằng: Bạo lực có thể bắt và đày ải con người. Nhưng bạo lực không thể và không bao giờ chạm được vào Khát Vọng Tự do. Và như thế, dù người yêu nước có bị tù đày, cũng chẳng mảy may ảnh hưởng đến chí lớn của họ và công cuộc đấu tranh.

Tôi tin vô cùng những người đấu tranh đang lâm vào vòng lao lý như anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, Anhbasaigòn, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Mục Sư Dương Kim Khải, Chị Trần thị Thúy, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, 17 thanh niên Công Giáo, Linh Mục Nguyễn Văn Lý….và nhiều người khác mà tôi không được hân hạnh biết tên, họ đang luân chuyển Khát Vọng Tự Do, biến khát vọng này thành những ngọn Đuốc Tự Do đang cháy đỏ trong các lao tù. Anh thử tưởng tượng xem, nếu lao tù công sản giam giữ những người yêu nước ở khắp mọi miền đất nước, thì mảnh đất hình chữ S của chúng ta đang sáng trưng với những ngọn Đuốc Tự Do. Lửa Tự Do sẽ thiêu rụi độc tài. Lửa Tự Do sẽ xua tan bóng tối và tội ác. Lửa Tự Do cũng sẽ hàn gắn mọi đổ vỡ tình tự dân tộc. Tôi tin rằng anh và mọi người cũng có cùng suy nghĩ như tôi.

Cầu xin Thượng Đế ban cho anh và tất cả các nhà đấu tranh thật nhiều sức khoẻ và nghị lực.

Câu xin Chúa quan phòng che chở chị và các cháu. Thân kính

Phạm Diễm Hương

Nguồn: Diễn Đàn CTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.