RSF mở chiến dịch kêu gọi phóng thích nữ ký giả Phạm Đoan Trang

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang. Ảnh: VOA (chụp màn hình trang RSF)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vừa công bố các chiến dịch ưu tiên của mình cho năm 2025, tập trung vào các mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do báo chí và quyền được thông tin đáng tin cậy, đồng thời vận động trả tự do cho 5 nữ nhà báo trên thế giới, trong đó có bà Phạm Đoan Trang.

Ngoài việc giải quyết một số vấn đề và hoạt động chính như bảo vệ báo chí môi trường, các chiến dịch năm nay của RSF còn nêu bật danh sách ưu tiên gồm năm nhà báo đã bị giam giữ bất công khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình: Phạm Đoan Trang (Việt Nam), Sevinj Vagifgizi (Azerbaijan), Frenchie Mae Cumpio (Philippines), Sandra Muhoza (Burundi).

“Năm 2025 sẽ là năm của các giải pháp và cách thức huy động mới. Việc triển khai các chiến dịch ưu tiên mới là một phần không thể thiếu trong chiến lược của chúng tôi nhằm bảo vệ báo chí tự do, độc lập và đa nguyên, đồng thời bảo vệ các nhà báo và quyền được thông tin đáng tin cậy của mọi người”, ông Thibaut Bruttin, tổng giám đốc của RSF, cho biết trong thông cáo hôm 6/3.

Bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo, blogger và là người chiến thắng Giải thưởng Tự do Báo chí RSF năm 2019, bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ tháng 10/2020. Bà đang thụ án tù 9 năm với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

“Bà vẫn là biểu tượng truyền cảm hứng cho sự phản kháng trước sự đàn áp lan rộng của Việt Nam, nơi 39 nhà báo hiện đang bị giam giữ sau song sắt”, RSF nhận định.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về lời kêu gọi của RSF, nhưng chưa được trả lời.

Vào tháng 3/2022, Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ vinh danh bà Trang thông qua việc trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm, nói rằng bà được quốc tế công nhận “vì những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và điều hành tốt tại Việt Nam.”

Nguổn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!