Giải Nhân Quyền VN 2012 được trao cho ba nhà đấu tranh nữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave, Westminster, CA 92683
Tel.: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net

BẢN TIN BÁO CHÍ
NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2012

Giải Nhân Quyền Việt Nam 2012 Sẽ Được Trao Cho Ba Nữ Chiến Sĩ Nhân Quyền

Little Saigon – Hôm nay, ngày 02 tháng 11 năm 2012, trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông việt ngữ tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí vùng Little Saigon, Quận Cam, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2012, gồm Cô Phạm Thanh Nghiên, nhà báo Tạ Phong Tần, và Cô Huỳnh thục Vy. Ba vị được bầu chọn từ 24 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương và trao tặng GNQVN cho những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền tại Việt Nam, như Thượng tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Mục sư Nguyễn công Chính, Ông Đoàn Huy Chương, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ… Lễ trao GNQVN năm nay sẽ được long trọng tổ chức vào dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 64 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hoàn Vũ tại thành phố Montréal, Canada với sự hợp tác của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal và sự bảo trợ của nhiều đoàn thể cộng đồng.

Sau đây là tóm tắt thành tích đấu tranh cho nhân quyền của các vị đoạt GNQVN 2012:

1 – Phạm Thanh Nghiên

Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, cư trú tại thành phố Hải Phòng. Từ năm 200, cô đã lên tận Hà Nội tham gia biểu tình cùng với hàng trăm sinh viên, học sinh để phản đối Trung cộng chiếm Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 2008, cô còn lặn lội vào tận Thanh Hóa để thăm hỏi các ngư dân bị cướp bóc giết hại bởi Tàu cộng và viết bài phóng sự nổi tiếng mang tên “Uất ức – biển ta ơi” tố cáo tội ác của Trung cộng và sự vô tâm của Việt cộng. Cô còn tọa kháng tại nhà để phản đối “công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng” 50 năm trước. Cô bị bắt tháng 9/2008, và vì thái độ quyết liệt không chịu nhận tội để được khoan hồng trước tòa án cũng như qua các buổi thẩm vấn điều tra của công an đã đưa đến bản án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Cô mới được ra khỏi tù vào tháng 9/2012.

2 – Tạ Phong Tần

Tạ Phong Tần sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Cô đã từng là đảng viên cộng sản và là sĩ quan công an trong nhiều năm. Cô là tác giả nhiều bài báo phê phán những sai trái của Đảng cộng sản và tình trạng tham ô và bất công trong hệ thống pháp luật vì thế, cô bị đuổi việc và bị khai trừ ra khỏi đảng. Năm 2006, cô di chuyển về Saigon thành lập một trang blog của riêng mình với tên ’Sự thật và công lý.’ Cô là một trong vài bloggers vào thời gian đó dám đề cập và bình luận về những tin tức chính trị đã lâu được nhà nước coi là húy kỵ. Đó là điểm khởi đầu của một thế hệ các nhà báo công dân tại Việt Nam mà bây giờ đã phát triển lên đến hàng ngàn. Năm 2007, cùng với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Anhba Saigon Phan Thanh Hải, cô thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một mục tiêu đánh phá của hệ thống công an mạng. Cô đã bị bắt vào tháng chín năm 201, và đã bị giam giữ hơn một năm trước khi được đưa ra xét xử cùng với hai bloggers khác. Cô bị kết án 10 năm tù và 2 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống lại nhà nước.”

3 – Huỳnh Thục Vy

Huỳnh thục Vy sinh năm 1985 tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Cha của cô là nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đã từng bị bắt giam nhiều năm, lúc cô mới có 6 tuổi. Từ năm 2008, cô đã bắt đầu viết các bài nhận định/ chính luận rất sâu sắc nhằm phê phán chế độ độc tài đảng trị. Vì thế, cô và gia đình luôn luôn bị công an sách nhiễu, áp bức. Năm 2011, cô và người em là Huỳnh Trọng Hiếu cùng với cha bị xử phạt hành chính lên tới 270 triệu đồng vì “vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin” khi viết những bài viết “chống phá Đảng” và “chống phá khối đại đoàn kết dân tộc”. Vào mùa hè năm 2012, cô vào Sài Gòn và tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Cô bị công an theo dõi và tách ly ra khỏi đoàn biểu tình. Sau đó, cô đã được hộ tống bởi lực lượng an ninh quay lại tỉnh nhà của cô, nơi cô tiếp tục bị theo dõi chặt chẻ. Đến nay cô vẫn tiếp tục lên tiếng bằng ngòi bút, và hiện là một trong những cây bút trẻ được đánh giá cao.

* * *

VIETNAM HUMAN RIGHTS NETWORK
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
8971 Colchester Ave, Westminster, CA 92683
Tel.: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net

Press Release
Nov 01, 2012

2010 Vietnam Human Rights Award Goes to Three Women Human Rights Activists

Little Saigon (11-02-2012) – At a press conference in Little Saigon today, Vietnam Human Rights Network (VHRN) announced that Ms. Pham Thanh Nghien, Blogger Ta Phong Tan, and Ms. Huynh Thuc Vy are the winners of the Human Rights Award for 2012. They were selected from a list of 24 nominations received from Vietnam and abroad.

The Vietnam Human Rights Award was founded in 2002 with the purpose of giving recognition to outstanding works in the defense of human rights in Vietnam. It is also an opportunity to show solidarity with and support for those involved in the relentless struggle for basic rights and justice for the people of Vietnam. Since 2002, the award has been given annually to distinguished human right activists in Vietnam, such as the Most Venerable Thich Quang Do, Reverend Nguyen Van Ly, Blogger Dieu Cay Nguyen Van Hai, Pastor Nguyen Cong Chinh, Mr. Doan Huy Chuong, Ms Do Thi Minh Hanh, and Dr. Cu Huy Ha Vu…

This year, the award will be presented in Montréal, Canada on the 64th Anniversary of the International Human Rights Day. The event is being organized by VNHRN in collaboration with the Vietnamese Community in Canada Montréal region and other community-based organizations.

The following are brief biographies of the award winners:

1. PHAM THANH NGHIEN
Pham Thanh Nghien was born in 1977, and is currently living in the city of Hai Phong. She joined patriotic activists in Hanoi to protest against Chinese occupation of Paracel Islands and Spratly Islands. In 2008, she traveled to the province of Thanh Hoa to visit the fishermen who had been attacked by Chinese naval patrols off the coast of Vietnam. Her investigative report exposed the Chinese invaders’ crimes and the Vietnamese communists’ inaction. She held a sit-in protest in front of her house to oppose the 50-year old letter by then Prime Minister of North Vietnam, Pham Van Dong, recognizing Chinese sovereignty in the South China Sea. She was arrested in September 2008, and was sentenced to four years in prison and three years under house arrest because she did not plead guilty and refused to ask for clemency before the court as well as through the police questioning. She was released in September 2012.

2. TA PHONG TAN
Ta Phong Tan was born in 1968 in Bac Lieu, Southern Vietnam. She was a former Communist Party member, and a former officer of the security force. She was the author of several articles criticizing the Communist Party policy and exposing corruption and injustice in Vietnam’s legal system. For this, she was expelled from the security force and the party. In 2006, she moved to Saigon, where she started her own blog under the title “Truth and Justice.” She was among the few bloggers at that time who dared to write and comment on political news events that have long been considered off-limit by the authorities. It was the beginning of a new breed of citizen journalists in Vietnam that by now number in the thousands. In 2007, together with blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) and blogger Phan Thanh Hai (aka Anhba Saigon), she founded the Club of Free Journalists, which soon became a target of the government. She was arrested in September 2011, and was held for more than a year before being brought to trial together with the two other bloggers. She was sentenced to 10 years in prison and two years under house arrest for “conducting propaganda against the state.”

3. HUYNH THUC VY
Huynh Thuc Vy was born in 1985 in Quang Nam, Central Vietnam. Her father is also a writer who was sent to prison when she was 6. In 2008, she started writing articles and commentaries on the political system. For this, she and her family became victims of harassment and intimidation by the security force in the province of Quang Nam. The most severe was a civil penalty of 270 millions dong (US $14,000) that was levied on her family in 2011 for “using information technology to conduct propaganda against the Social Republic of Vietnam.” In the summer of 2012, she traveled to Saigon and took part in the protest against Chinese policy in Southeast Asian Sea. Among the hundreds of protesters, she was singled out to be arrested by state security agents. Afterward, she was escorted by force back to her home province, where she remains under closed surveillance. She continues writing from home, and is currently one of the most followed writers among her generation.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.