Thánh lễ cầu nguyện cho 15 thanh niên Công Giáo yêu nước đang bị bắt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Hamburg, Đức 30.10.2011) – Trong làn sóng bắt bớ tùy tiện những người yêu nước trong thời gian qua, 13 thanh niên Công Giáo và 1 thanh niên Tinh Lành trong vùng Nghệ An và blogger Tạ Phong Tần đã không tránh khỏi sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Kể từ khi những người thanh niên bị bắt, từ trong nước ra đến hải ngoại, nhiều nơi đã tổ chức cầu nguyện cho 15 người này được bình an.

Do sự vận động của một số giáo dân tại thành phố cảng Hamburg, cha xứ của giáo xứ Maria Himmelfahrt đã tổ chức một thánh lễ cầu nguyện cho 15 thanh niên vô tội này trong khuôn khổ thánh lễ Chủ nhật ngày 30.10.2011. Đó là các anh: Chu Mạnh Sơn, Đặng Xuân Diệu, Đậu Văn Dương, Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Trần Vũ Anh Bình, Thái Văn Dung, Trần Hữu Đức, Trần Minh Nhật và blogger Tạ Phong Tần.

Đúng 10 giờ rưỡi sáng, cùng tiếng chuông ngân vang trong một ngày thu mát rượi bất thường, gần 400 giáo dân, trong đó non 100 gốc Việt trong quận Rahlstedt đã đáp lời mời của bà Vũ Thị Khiếu đến tham dự thánh lễ đặc biệt, đã ngồi chật ngôi giáo đường xinh xắn; một số phải đứng phía sau vì hết chỗ ngồi.

Thánh lễ do chính cha phó Roman Fries và cha xứ Joachim Winkens đồng tế. Mở đầu, cha Winkens đã nhấn mạnh rằng thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu nguyện cho những thanh niên Công giáo đã bị bắt trong thời gian gần đây. Cha chào mừng những người Việt Nam cùng đến tham dự thánh lễ và cầu xin Chúa cho những người thanh niên này sớm có tự do.

Cha Fries giảng bài phúc âm nói về lời Chúa dạy chúng ta nên làm từ tấm lòng đừng vì lấy tiếng. Nói về lòng can đảm và sự tự do, cha nhấn mạnh hai lần câu: “Nếu chúng ta đứng lên thì sẽ không bị người ta đè đầu xuống”.

Đặc biệt, một em gái giúp lễ đã đại diện người Việt Nam dâng lời nguyện cho 15 thanh niên này. Tham dự buổi lễ còn có ca đoàn Thánh Linh Hamburg và Ban Cao Niên của Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg. Một người khách đã lái xe gần 300 km đến tham dự, lại còn góp 50 € vào quỹ giúp đỡ các nhà dân chủ trong nước.

11 giờ rưỡi, thánh lễ chấm dứt, các giáo dân đã ra sân, nơi đặt sẵn bàn thông tin với hình ảnh của 15 nạn nhân chế độ cộng sản. Bản tin của Front Line đã được dịch ra Đức ngữ, được phóng lớn và dán quanh bàn thông tin để mọi giáo dân có thể biết thêm chi tiết. Rất đông người đứng lại hàn huyên, trao đổi thông tin về những vụ bắt bớ vô cớ và tùy tiện của ĐCSVN cũng như hỏi thăm tình hình Việt Nam.

Rất nhiều giáo dân Việt Nam trước khi ra về đã vui vẻ “rút thăm” một tấm hình trong 15 người bị bắt đem về nhà cầu nguyện thêm, một sáng kiến của nhóm vận động tổ chức thánh lễ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.