Hà Tĩnh: Ngư dân Kỳ Anh mang chài lưới ra đường biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ tầm 10:30 sáng tới khoảng 5 giờ chiều ngày 02/04/2017, trên quốc lộ 1A đoạn qua Giáo xứ Đông Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã nổ ra cuộc biểu tình của gần 500 ngư dân để đòi Formosa đền tội. Khẩu hiệu và những câu biểu ngữ đã diễn tả mong ước của dân là “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “yêu cầu chính phủ bồi thường cho chúng tôi”.

Bà con đã mang ngư cụ và những tấm lưới không được sử dụng để đánh bắt cá cả năm nay giăng ngang đường quốc lộ nhằm nói lên đời sống cơ cực của mình sau một năm gánh chịu thảm họa.

Trong cảnh trời mưa gió nhưng người dân vẫn kiên trì bám trụ và hát các cả khúc đấu tranh với bao chất chứa ưu tư của kiếp nghèo.

Được biết, đã gần một năm sau thảm hoạ môi trường Formosa xảy ra, Formosa vẫn tiếp tục xã thải trong khi đời sống của người dân ngày càng bấp bênh và thêm cơ cực. Bà con vẫn chưa được đền bù thoả đáng theo như lời của các quan chức cầm quyền đã nói.

Trong thời gian qua, báo đài nhà nước đã ra rả rằng biển đã sạch và có thể an tâm ăn và tiêu thụ hải sản. Bên cạnh đó các cơ quan truyền thông lại còn lên đồng bôi nhọ và vu khống các linh mục và những nhà hoạt động tranh đấu vì dân quyền. Tệ hơn nhiều phóng viên và người đấu tranh đã bị đánh đập và thậm chí là cầm tù do ủng hộ nỗ lực đòi quyền sống còn cho nạn nhân các tỉnh Miền Trung.

Một người dân trong đoàn chia sẻ:” Đã gần một năm sau thảm hoạ này xảy ra, chúng tôi là những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp đã không được đền bù thoả đáng. Biết bao lần chính quyền đã hứa với chúng tôi rằng sẽ giải quyết sớm việc đền bù cho chúng tôi. Nhưng đã gần một năm mà việc đền bù vẫn chưa được giải quyết. Đã thế họ còn đưa các đài truyền hình về để quay phim, chụp ảnh nhằm nói dối là biển đã sạch”.

Trong tuần qua, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Thảm Hoạ Môi Trường giáo phận Vinh đã công bố Thỉnh Nguyện Thư gửi Liên Hiệp Quốc, Liên Minh Châu Âu, chính phủ Đài Loan và các tổ chức nhân quyền nhằm đòi công lý cho các nạn nhân Formosa.

Chỉ trong vòng chưa đến một tuần nhưng đã có hơn 88.000 người tham gia kí tên. Trong số đó có hơn 56.000 chữ kí tay. Cách đặc biệt Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp cùng hơn 230 linh mục giáo phận Vinh là những người đứng đầu danh sách này.

Bản kiến nghị cũng được các giám mục và linh mục, mục sư và các nhà hoạt động ngoài giáo phận Vinh ủng hộ và tham gia.

Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục giáo phận Kon-Tum – người kí vào bức thư này đã nhiều lần nhấn mạnh “kiện Formosa không chỉ là cho chúng ta mà còn là cho con cháu thế hệ tương lại, và là một việc làm ích quốc lợi dân”.

Dầu vậy như mọi người đã biết là nhà cầm quyền đã đàn áp đẫm máu đoàn người đi kiện Formosa vào tháng Hai và không thụ lý vụ án dân sự kiện Formosa của hơn 500 nguyên đơn vào năm trước.

Khi lòng dân sôi sục cộng với những bách hại từ phía công an và cảnh sát, người dân dần mất kiên nhẫn và đang đổ xuống đường để kêu lên công luận chú ý thảm trạng của dân mình.

Trong ngày hôm nay, huyện Kỳ Anh, Khu vực mà người dân biểu tình có thể được coi là trung tâm của thảm họa do đó đã có nhiều cuộc biểu tình với quy mô lớn nhằm đòi minh bạch thông tin và đền bù thiệt hại cho những người mất nghề mất biển.

Jos Neal

Nguồn: FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.